Hệ thống gồm 02 thành phần chính, cụ thể:
(1) Cổng dịch vụ công: Là nơi thực hiện chức năng "Một cửa điện tử" cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức; cho phép tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước
(2) Một cửa điện tử: Là hệ thống thông tin nội bộ giúp cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, quản lý quá trình giải quyết
Là điểm truy cập duy nhất cho du khách, công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và các cơ quan hành chính trên môi trường mạng. Sản phẩm liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng nhằm giúp người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
Hệ thống Quản lý học và thi trực tuyến K12Online là hệ thống hỗ trợ toàn trình công tác quản lý đào tạo, hỗ trợ dạy - học và đánh giá, kiểm tra trực tuyến, dành riêng cho các đơn vị giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Website: https://k12online.vn/
Phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công tác tự đánh giá thực trạng của các cơ sở giáo dục qua các tiêu chuẩn: Tổ chức & quản lý nhà trường, hoạt động giáo dục, kết quả giáo dục….
Nhận thấy nhu cầu về các giải pháp công nghệ, nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy DevOps, Viettel ra mắt Viettel DevOps Sphere thuộc hệ sinh thái Viettel Cloud nhằm cung cấp giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm.
Đây là sản phẩm cung cấp đầy đủ, toàn diện từ bộ công cụ tới hạ tầng Cloud cho phương pháp phát triển phần mềm DevOps.
Thị trường hàng chục tỷ USD và xu thế tất yếu
Theo báo cáo Mordor Intelligence, thị trường DevOps toàn cầu dự kiến đạt 13,14 tỷ USD vào năm 2024 và tăng lên 36,01 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,34% từ năm 2024 đến năm 2029.
Riêng tại Việt Nam, báo cáo của TechSci Research nhấn mạnh, thị trường được định giá 700 triệu USD năm 2022 và dự kiến đạt 1,9 tỷ USD năm 2028 với tốc độ CAGR dự kiến là 23,2% trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2028. Sự tăng trưởng này cũng phản ánh xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước hướng tới việc áp dụng phương pháp phát triển phần mềm hiện đại như CI/CD và tự động hóa quy trình.
DevOps là phương pháp kết hợp quy trình, công cụ và nguyên tắc tự động hóa để tăng cường sự hợp tác giữa các nhóm phát triển phần mềm và quản trị hệ thống (Ops). Hoạt động này thường diễn ra trong quá trình phát triển và triển khai phần mềm. Mục tiêu chính của DevOps là tạo ra môi trường linh hoạt, đồng nhất, tự động hóa để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ có chất lượng cao.
DevOps còn được mô tả là xu thế tất yếu bởi khả năng giải quyết nhiều thách thức trong phát triển phần mềm truyền thống, nơi các quy trình phức tạp, thiếu đồng bộ giữa các nhóm phát triển và vận hành thường dẫn đến chậm trễ, lỗi hệ thống và chi phí cao.
Ngoài ra, những bài toán hóc búa của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm cũng được DevOps giải quyết như chậm trễ trong triển khai phần mềm; quản lý hạ tầng phức tạp hay bảo mật không đảm bảo….
Nỗ lực tiên phong của Viettel
Nhận thức được tầm quan trong của việc phát triển và làm chủ quy trình DevOps, Viettel Solutions đã cho ra mắt Viettel DevOps Sphere thuộc hệ sinh thái Viettel Cloud. Đây là một trong những sản phẩm toàn diện đầu tiên trên thị trường Việt Nam, phản ánh quyết tâm đi trước, đón đầu của Viettel.
Theo chia sẻ của nhà phát triển, Viettel DevOps Sphere được chia thành 2 nhóm sản phẩm gồm Viettel DevOps Platform và Viettel DevSpace.
Viettel DevOps Platform là giải pháp tích hợp các công cụ cho việc phát triển, triển khai và quản lý phần mềm thông qua các công cụ như kho lưu trữ mã nguồn tập trung (Repository), quản lý dự án (Project Management), tích hợp và triển khai liên tục (CI/CD), kho lưu trữ gói phần mềm hoặc thư viện đã sẵn sàng sử dụng (Package registry), bảo mật mã nguồn (Code Security) và cổng thông tin nội bộ dành cho nhà phát triển (Internal Developer Portal), giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm hiệu quả, an toàn.
Viettel DevOps Platform giải quyết 5 vấn đề then chốt, vốn là bài toán hóc búa với các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm theo phương thức truyền thống. Đầu tiên, bảo mật toàn diện giúp bảo vệ mã nguồn khỏi các mối đe dọa và giảm thiểu rủi ro từ giai đoạn phát triển. Khả năng quản lý dự án hiệu quả hỗ trợ theo dõi tiến độ, quản lý công việc và tài nguyên một cách toàn diện.
Tính linh hoạt cao cho phép hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và tích hợp dễ dàng với các công cụ khác. Việc tự động hóa các quy trình phát triển và triển khai làm tăng hiệu suất và giảm thiểu lỗi, qua đó tiết kiệm thời gian. Cuối cùng, khả năng tích hợp toàn diện cung cấp đầy đủ công cụ cần thiết cho toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm trong một nền tảng duy nhất.
Song song với đó, Viettel DevSpace cung cấp môi trường phát triển linh hoạt trên đám mây, cho phép các nhà phát triển làm việc từ bất kỳ đâu mà không cần cài đặt phần mềm phức tạp trên máy cục bộ. Giải pháp này giúp các nhà phát triển dễ dàng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý, làm việc từ xa trên nhiều thiết bị, giảm thiểu thời gian thiết lập môi trường phát triển nhưng vẫn đảm bảo bảo mật và kiểm soát tốt.
Hoàn toàn do người Việt phát triển và làm chủ công nghệ, Viettel DevOps Sphere hiện là giải pháp toàn diện hỗ trợ chu trình phát triển phần mềm dành cho doanh nghiệp. Với việc tích hợp những công cụ và dịch vụ DevOps hiện đại nhất, Viettel Devops Sphere tạo nền tảng vững chắc, giúp các doanh nghiệp hướng tới đạt được những chỉ số hiệu suất quan trọng như tần suất triển khai liên tục theo yêu cầu, thời gian khắc phục sự cố tối thiểu (dưới 1 giờ MTTR), thời gian thay đổi (không quá 1 giờ), và tỷ lệ thay đổi thất bại (dưới 5%).
"Với việc sử dụng Viettel DevOps Sphere, doanh nghiệp trong ngành tài chính, doanh nghiệp sản xuất phần mềm… vừa được đáp ứng nhu cầu về giải pháp tích hợp các công cụ cho việc phát triển DevOps vừa được cung cấp hạ tầng đám mây cho môi trường phát triển linh hoạt, đảm bảo an toàn với chi phí tối ưu", đại diện nhà phát triển chia sẻ.
Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam cung cấp đầy đủ, toàn diện từ bộ công cụ tới hạ tầng Cloud cho phương pháp phát triển phần mềm DevOps.
Thị trường hàng chục tỷ USD và xu thế tất yếu
Theo báo cáo Mordor Intelligence, thị trường DevOps toàn cầu dự kiến sẽ đạt 13,14 tỷ USD vào năm 2024 và tăng lên 36,01 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,34% từ năm 2024 đến năm 2029.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của TechSci Research, thị trường DevOps cũng đang có sự tăng trưởng đáng kể. Theo đó, thị trường được định giá 700 triệu USD vào năm 2022 và dự kiến đạt 1,9 tỷ USD trong năm 2028 với tốc độ CAGR dự kiến là 23,2% trong giai đoạn từ năm 2023 - 2028.
Sự tăng trưởng này cũng phản ánh xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước hướng tới việc áp dụng các phương pháp phát triển phần mềm hiện đại như CI/CD và tự động hóa quy trình.
DevOps là một phương pháp kết hợp quy trình, công cụ và nguyên tắc tự động hóa để tăng cường sự hợp tác giữa các nhóm phát triển phần mềm và quản trị hệ thống (ops). Hoạt động này thường diễn ra trong quá trình phát triển và triển khai phần mềm. Mục tiêu chính của DevOps là tạo ra môi trường linh hoạt, đồng nhất, tự động hóa để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ có chất lượng cao.
Sở hữu loạt lợi thế như tốc độ, khả năng phân phối nhanh chóng, độ tin cậy cao, quy mô đáp ứng lớn, cải thiện khả năng cộng tác và bảo mật, DevOps trở nên cần thiết với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số 4.0.
Thậm chí, DevOps còn được mô tả là xu thế tất yếu bởi khả năng giải quyết nhiều thách thức trong phát triển phần mềm truyền thống, nơi các quy trình phức tạp, thiếu đồng bộ giữa các nhóm phát triển và vận hành thường dẫn đến chậm trễ, lỗi hệ thống và chi phí cao. Với DevOps, doanh nghiệp có thể tự động hóa, tăng tốc độ triển khai, nâng cao độ tin cậy, và linh hoạt hơn trong việc quản lý và vận hành hệ thống.
Ngoài ra, những bài toán hóc búa của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm cũng được DevOps giải quyết như chậm trễ trong triển khai phần mềm; quản lý hạ tầng phức tạp hay bảo mật không đảm bảo….
Chính từ những tồn tại đó, khách hàng mong muốn một giải pháp đột phá với khả năng tích hợp toàn bộ các công cụ và dịch vụ cần thiết trong một nền tảng duy nhất, giúp họ dễ dàng quản lý và tối ưu hóa toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm. Các yêu cầu bảo mật cũng như giải thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian… luôn được đề cao.
Một sản phẩm Made by Vietnam
Nhận thức được tầm quan trong của việc phát triển và làm chủ quy trình DevOps – giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại, các doanh nghiệp Việt đã chủ động đầu tư phát triển lĩnh vực này. Một trong số này là Viettel, với sản phẩm Viettel DevOps Sphere thuộc hệ sinh thái Viettel Cloud. Đây là sản phẩm toàn diện đầu tiên trên thị trường Việt Nam.
Theo chia sẻ của nhà phát triển, Viettel DevOps Sphere được chia thành 2 nhóm sản phẩm gồm Viettel DevOps Platform và Viettel DevSpace.
Viettel DevOps Platform là giải pháp tích hợp các công cụ cho việc phát triển, triển khai và quản lý phần mềm thông qua các công cụ như kho lưu trữ mã nguồn tập trung (Repository), quản lý dự án (Project Management), tích hợp và triển khai liên tục (CI/CD), kho lưu trữ gói phần mềm hoặc thư viện đã sẵn sàng sử dụng (Package registry), bảo mật mã nguồn (Code Security) và cổng thông tin nội bộ dành cho nhà phát triển (Internal Developer Portal), giúp các doanh nghiệp quản lý toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm một cách hiệu quả và an toàn.
Viettel DevOps Platform giải quyết 5 vấn đề then chốt: Bảo mật toàn diện; khả năng quản lý dự án hiệu quả hỗ trợ theo dõi tiến độ, quản lý công việc và tài nguyên một cách toàn diện; tính linh hoạt cao; tự động hóa các quy trình phát triển và triển khai làm tăng hiệu suất và giảm thiểu lỗi; và khả năng tích hợp toàn diện cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết cho toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm trong một nền tảng duy nhất.
Viettel DevSpace cũng cung cấp môi trường phát triển linh hoạt trên đám mây, cho phép các nhà phát triển làm việc từ bất kỳ đâu mà không cần cài đặt phần mềm phức tạp trên máy cục bộ. Điều đáng nói là, Viettel DevOps Sphere hoàn toàn do người Việt phát triển và làm chủ công nghệ.
Viettel DevOps Sphere được kỳ vọng trở thành công cụ góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà và có thể vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Đi vào vận hành năm 2023, Trung tâm Giám sát, Điều hành Thông minh (IOC) của Thành phố Đà Nẵng trở thành cột mốc đánh dấu những bước tiến mới về công nghệ so với hơn 40 IOC mà Viettel Solutions triển khai trên khắp cả nước.
Những thay đổi ở Đà Nẵng sau 1 năm triển khai IOC
Được mô tả là “bộ não số” của đô thị thông minh, Trung tâm IOC mà Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp (Viettel Solutions), Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), triển khai ở Thành phố Đà Nẵng trở thành phần quan trọng trong kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của địa phương. Năng lực tổng hợp dữ liệu từ các nguồn thông tin, khả năng phân tích dữ liệu lớn và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ lãnh đạo các cấp ra quyết định… là điều khiến hệ thống này trở nên đặc biệt.
Trong nhiều năm qua, Đà Nẵng đã đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, hình thành các cơ sở dữ liệu và nền tảng số dùng chung… theo hướng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, bài toán lớn mà địa phương gặp phải là sự phân mảnh và chưa khai thác hiệu quả dữ liệu.
Sau 10 tháng tập trung phát triển theo những yêu cầu cụ thể của địa phương, Viettel Solutions cuối cùng cũng đưa ra lời giải cho bài toán của Thành phố Đà Nẵng. Chính thức vận hành từ tháng 8/2023, IOC Đà Nẵng đang ngày càng trở lên quen thuộc với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân ở thành phố được mệnh danh là đáng sống bậc nhất Việt Nam.
"IOC Đà Nẵng ứng dụng công nghệ AI để phân tích dữ liệu camera phục vụ các bài toán quản lý trên địa bàn và chuyên ngành; ứng dụng phân tích dữ liệu trong các toán thống kê, dự báo phục vụ ra quyết định; hình thành Công cụ nền tảng quản lý IoT với hơn 1.000 thiết bị cảm biến được tích hợp để trở thành trung tâm phục vụ chỉ huy, điều hành tập trung, đa nhiệm của thành phố”, ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Đà Nẵng, chia sẻ.
Sau hơn 1 năm được đưa vào vận hành, IOC Đà Nẵng đã tạo ra nhiều thay đổi rõ rệt. Trong lĩnh vực dịch vụ công, các giải pháp mà các kỹ sư Viettel Solutions phát triển đã giúp công tác giám sát, điều hành và thực thi trở nên hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn chỉ chiếm 0,12%, giảm 96,8% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, số lượng hàng nghìn hồ sơ trễ hạn/tháng trước đây đã được giảm xuống còn vài chục, thậm chí chưa tới 10 hồ sơ. Điều này góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng phục vụ dịch vụ công của thành phố đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của người dân.
Ngoài ra, lĩnh vực quản lý thiên tai cũng đang ghi nhận những chuyển biến tích cực. Với thông tin theo thời gian thực từ 1.000 thiết bị cảm biến hiện trường IoT (600 camera, 31 trạm đo mưa, 69 trạm quan trắc,…), việc giám sát tình hình và nắm bắt thông tin được tiến hành kịp thời.
Chính nhờ vậy, công tác điều phối lực lượng hỗ trợ và phòng chống thiên tai với các phương án được đưa ra sớm giúp lãnh đạo và người dân chủ động hơn. Đây là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản trong đợt mưa lũ tháng 10/2023 so với đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2022.
Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp cũng có thêm công cụ để tương tác với chính quyền trong kỷ nguyên số. Tính tới tháng 6/2024, tỉ lệ xử lý, phản hồi ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị đạt 99,7%, trong đó, đã xử lý, phản hồi đúng hạn đạt 91,3%. Đến nay, 100% kết quả thủ tục hành chính phát sinh mới được số hóa và đưa vào kho số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Thay đổi bước ngoặt trong ‘tính năng lõi’ ở IOC Đà Nẵng
Được nghiên cứu, phát triển từ 5 năm trước, Viettel Solutions đã tư vấn, phát triển hơn 40 IOC trên khắp các tỉnh thành cả nước. Trải qua 5 năm liên tục cải tiến và nâng cấp, Viettel IOC không chỉ đảm bảo hoạt động giám sát, điều hành cốt lõi mà liên tục được cập nhật những tính năng mới đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng địa phương.
Kể từ IOC Đà Nẵng, hệ thống đã được trang bị các tính năng thông minh như AI (trợ lý ảo AI) và phân tích dữ liệu (dự đoán, chuẩn đoán) hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, các tính năng mới như cung cấp phân hệ mobile giúp lãnh đạo điều hành linh hoạt, đến việc tiên phong triển khai thử nghiệm chatbot AI thế hệ mới, giúp tối ưu nỗ lực của lãnh đạo và nhà quản trị, cũng đã được tích hợp.
Là thành viên của Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, Viettel Solutions cũng cung cấp một hệ sinh thái sản phẩm chuyển đổi số đầy đủ và hoàn toàn do người Việt làm chủ công nghệ. Chính bởi vậy, Viettel IOC dễ dàng được tuỳ biến theo các yêu cầu cụ thể, giúp đáp ứng hầu hết mong muốn của khách hàng.
Ngoài ra, giao diện và trải nghiệm người dùng cũng đã được Viettel Solutions tối ưu. An toàn thông tin hệ thống được nâng cấp liên tục đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống đã được kiểm chứng qua hồ sơ cấp độ ATTT cấp độ 3 và các chứng nhận được cung cấp khi triển khai các diễn tập ATTT cho các dự án.
“IOC Đà Nẵng gồm đầy đủ các tính năng hiện đại nhất của bản IOC hiện tại. Đà Nẵng cũng hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành sản phẩm điểm hướng đến phiên bản tốt nhất của Viettel IOC”, đại diện Viettel Solutions cho biết.
Theo đó, Đà Nẵng là địa phương có hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, dữ liệu tương đối đầy đủ để phát triển tính năng trên nhiều lĩnh vực, quy trình bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Thêm vào đó, nhờ lãnh đạo quan tâm sâu sắc và nhiệt huyết để nâng cao hiệu quả IOC trong giám sát điều hành thành phố, đã tạo cơ hội cho Viettel Solutions phát triển nâng cấp sản phẩm theo đúng định hướng.
Hành trình phát triển IOC ở Đà Nẵng cũng có những dấu ấn mạnh mẽ của các kỹ sư Viettel Solutions. Ra đời chỉ trong 10 tháng, IOC Đà Nẵng được trang bị 100% công nghệ, sản phẩm do Viettel làm chủ. Dù công nghệ không phải rào cản nhưng khối lượng công việc mà từng thành viên tham gia triển khai là rất lớn. Đội dự án phải làm việc xuyên cuối tuần, thông ngày lễ hay thường xuyên họp bàn tới 2-3 giờ sáng để tìm giải pháp….
Chính việc vượt qua những khó khăn, thách thức và triển khai dự án một cách bài bản đã trở thành những kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho người Viettel triển khai các dự án khác.
“Dự án đã đem lại rất nhiều kiến thức về hoạt động của chính quyền, giúp các chuyên gia Viettel nắm bắt được nhiều kỹ năng, nghiệp vụ về xử lý dịch vụ công, xử lý đơn thư, quan trắc môi trường hay chỉ tiêu điều hành của thành phố. Đây là những kinh nghiệm rất giá trị để đội ngũ Viettel thực hiện tư vấn, triển khai cho các tỉnh, thành phố khác”, đại diện Viettel Solutions chia sẻ.
Dữ liệu là 1 trong 6 trụ cột cốt lõi của chuyển đổi số, là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung là hết sức cần thiết giúp thu thập, xử lý, phân tích và khai thác dữ liệu, từ đó phục vụ quản lý giám sát, hỗ trợ lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả.
Là đơn vị chủ lực thực hiện sứ mệnh "tiên phong kiến tạo xã hội số" của Tập đoàn Viettel, Viettel Solutions ra mắt series ViettelDX Talks với nhiều chủ đề nóng hổi của thế giới công nghệ được chia sẻ bởi những vị khách đặc biệt từ nhiều lĩnh vực, bàn những câu chuyện về hành trình chuyển đổi số, những cách làm hay, những bài học quý từ chính kinh nghiệm thực tế của họ, hướng tới mục tiêu giải quyết các thách thức, bài toán xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Đồng hành cùng các bộ ban ngành ở Trung ương và các địa phương trong suốt 2,5 năm qua, các giải pháp công nghệ của Viettel Solutions góp phần thực hiện Đề án 06 đang tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống thường ngày của người dân.
Hệ sinh thái giải pháp Make by Viettel
Trong những ngày cuối tháng 6, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Thủ đô Hà Nội vừa công bố vận hành Ứng dụng nền tảng công dân số iHaNoi. Đây là một trong nhiều nền tảng, ứng dụng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). iHaNoi là sản phẩm do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), một thành viên thuộc Tập đoàn Viettel, phát triển.
Ra đời với sứ mệnh thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp thông qua tương tác số, ứng dụng gồm 4 chức năng chính là tương tác với chính quyền qua phản ánh, kiến nghị; tiện ích đô thị thông minh; tiếp nhận tin tức, thông tin chính thống từ thành phố và tiếp nhận sáng kiến đóng góp.
Theo nhà phát triển, ứng dụng được thiết kế với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống người dân theo hướng linh hoạt, tiện lợi. Với iHaNoi, người dân có thể thông qua tiện ích camera giao thông để lựa chọn lộ trình phù hợp, tránh ách tắc giao thông nhờ dữ liệu theo thời gian thực được truyền về từ hệ thống camera giám sát giao thông của thành phố.
Tuân thủ tinh thần thúc đẩy hợp tác, iHaNoi được thiết kế là một nền tảng dữ liệu mở, cho phép dễ dàng tích hợp, chia sẻ thông tin với các hệ thống khác. Nhờ đó, tương lai người dân sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều tiện ích trên ứng dụng như: Tra cứu điểm đỗ xe và đặt chỗ trước, thanh toán;…
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, iHaNoi cũng cung cấp tiện ích Sổ sức khoẻ điện tử, trong đó có đầy đủ thông tin sức khoẻ của một người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội từ lúc sinh ra cho tới hết cuộc đời. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra sự nhất quán trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố. Bên cạnh những lợi ích “sát sườn” dành người dân, ứng dụng cũng được thiết kế để cải thiện các thủ tục hành chính, qua đó giúp tối ưu hoá hoạt động công để phục vụ người dân tốt hơn….
Với Hà Nội, ứng dụng Công dân số thủ đô là sản phẩm mới và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong Ứng dụng công dân số (Viettel Citizen App) mà Viettel Solutions phát triển. Sự khác biệt nằm ở chỗ tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và mong muốn của từng địa phương, ứng dụng sẽ được tuỳ biến để phù hợp nhất.
Trước đây, các ứng dụng công dân số và đô thị thông minh của Viettel Solutions đã được triển khai ở nhiều địa phương, có thể kể đến YenBai-S ở Yên Bái với nhiều đánh giá tích cực. Các ứng dụng đều được nhà phát triển tích hợp những công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, để đáp ứng các nhiệm vụ phức tạp đồng thời bước đầu cho phép người dân Việt Nam hưởng lợi từ các công nghệ ưu việt trong kỷ nguyên số.
Ngoài các ứng dụng công dân số, Viettel Solutions cũng đang chú trọng phát triển nhiều nền tảng, ứng dụng khác theo Đề án 06. Tính tới thời điểm hiện tại, Viettel Solutions có đầy đủ năng lực để triển khai ứng dụng công nghệ cho gần 30/43 mô hình thuộc Đề án 06 với nhiều hiệu quả tích cực.
Có thể lấy ví dụ với mô hình khám bệnh sử dụng QRcode CCCD, VNeID. Thay vì mang theo nhiều giấy tờ, thủ tục, người dân chỉ cần đưa ra một trong hai loại “giấy tờ” này tại các cơ sở y tế. Trong khi đó, mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ giúp giảm thiểu hơn nữa sự có mặt của nhân viên y tế làm công tác đón tiếp. Số sức khoẻ điện tử trên VNeID sẽ tích hợp thông tin, tạo sự đồng bộ, nhất quán trong chăm sóc sức khoẻ người dân.
Hay trong lĩnh vực giám sát hình ảnh, giải pháp camera an ninh dựa trên dữ liệu dân cư (Viettel VMS) cũng góp phần đáp ứng các mô hình 14, 15, 16 của Đề án 06 trong việc sử dụng camera AI giám sát ra/vào khu công nghiệp, nhà ga, bến tàu và các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Trong mô hình 17 và mô hình 18, giải pháp camera an ninh sẽ giúp giám sát thi cử, sát hạch xe và xử phạt vi phạm giao thông. Hoạt động giám sát diễn ra tự động với AI hỗ trợ, giúp giảm công sức của con người….
Vượt rào cản với góc nhìn người trong cuộc
Trong vai trò của doanh nghiệp trực tiếp phát triển các ứng dụng, giải pháp cho Đề án 06, ông Lê Thành Công, Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions, nhấn mạnh: “Sau 2,5 năm thực hiện, Đề án 06 đã đem lại những kết quả thiết thực. Người dân thấy được giá trị công nghệ, chuyển đổi số đem lại với những thay đổi hiệu quả và thiết thực trong cuộc sống. Với cơ quan quản lý, ứng dụng công nghệ giúp cải cách thủ tục hành chính để phục vụ người dân tốt hơn”.
Ông Lê Thành Công, Phó TGĐ Viettel Solutions cho biết, 2 cụm từ quan trọng trong tiến trình thực hiện Đề án 06 là Chia sẻ và Đồng bộ.
Nói về thuận lợi trong quá trình phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp thực hiện Đề án 06, ông Công khẳng định mức độ sẵn sàng là rất lớn. Không chỉ nhận thức rõ ràng, các đơn vị cũng thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai Đề án 06 để kết quả thực chất.
Tuy nhiên, hành trình này vẫn tồn tại những điểm nghẽn khi triển khai và cần tháo gỡ. Đối với địa phương, điểm nghẽn là nguồn vốn, cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng cũng như các vấn đề khác trong liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, vấn đề về an toàn thông tin, lừa đảo trên không gian mạng cũng đặt ra những thách thức to lớn. Thực tế, việc chuyển đổi số giúp người dân có nhiều thuận lợi hơn nhưng cũng đối mặt với nguy cơ bị kẻ xấu tấn công trên môi trường số.
Từ góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Lê Thành Công cho biết Viettel Solutions nói riêng, Tập đoàn Viettel nói chung, đã tích cực tham gia với các cơ quan trung ương và địa phương để có thể tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế. Với kinh nghiệm của nhà phát triển, Viettel Solutions cũng đưa ra những đề xuất về tiêu chuẩn, quy chuẩn để sớm có quy định chung nhằm thúc đẩy thị trường.
“Về an toàn thông tin, chúng tôi tuân thủ quy định của Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông để đảm bảo mức độ an toàn. Là nhà mạng, chúng tôi cũng thực hiện việc ngăn chặn truy cập vào những trang web lừa đảo từ đầu”, ông Lê Thành Công chia sẻ.
Tuy nhiên, để bảo mật đạt được mức độ tối ưu, đại diện Viettel Solutions cho rằng cần nâng cao ý thức của người dùng trong việc đảm bảo an toàn thông tin của chính mình. Các địa phương cần đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền cho người dân theo cách phù hợp với đặc thù riêng.
Ông Lê Thành Công cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 cụm từ trong tiến trình thực hiện Đề án 06. Với việc chia sẻ, đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của Đề án. Chỉ riêng cơ sở dữ liệu về dân cư là không đủ tạo ra thay đổi và cần sự tích hợp giữa nhiều cơ sở dữ liệu, nhiều nguồn giữ liệu. Chia sẻ chính là chìa khoá để đạt được mục tiêu này. Về đồng bộ, Đề án 06 được xây dựng để hướng tới người dân nên cần các giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Để phá vỡ rào cản khiến doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tài chính còn e ngại ứng dụng Gen AI, Viettel đã phối hợp chặt chẽ với các BigTech, triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể sớm khai phá tiềm năng của Gen AI, ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba rào cản khi ứng dụng GenAI trong ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI) đã mở ra những cánh cửa mới của trí tuệ nhân tạo, mang lại những đột phá lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành tài chính ngân hàng. Theo một báo cáo của McKinsey về giá trị của AI tạo sinh trong ngân hàng, GenAI có tiềm năng mang lại giá trị mới tới 340 tỷ đô la chỉ trong ngành ngân hàng so với AI truyền thống.
Gần đây, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - Thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Hội thảo Sự bùng nổ Gen AI trong lĩnh vực tài chính ngân hang với sự tham dự của nhiều chuyên gia tới từ các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn và các công ty công nghệ toàn cầu, cùng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI hay AI tạo sinh) và Cloud trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, dù đã có nhiều usecase ứng dụng tốt vào lĩnh vực tài chính ngân hàng như trợ lý ảo, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, đánh giá rủi ro, cảnh báo lừa đảo, định danh khách hàng… song, GenAI vẫn chưa được các tổ chức tài chính - ngân hàng triển khai phổ biến ở Việt Nam. Theo đại diện của Viettel AI nhận định có 3 rào cản chính.
Một là, GenAI là công nghệ rất mới nên nhiều tổ chức có sự e ngại nhất định trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng nhiều lớp cũng đặt ra một thách thức khác đối với GenAI vì loại AI này phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu, trong khi ngành ngân hàng thường có hạn chế truy cập vào dữ liệu ngân hàng và thông tin bảo mật.
Thứ ba là rào cản đến từ các nền tảng hiện có của doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp triển khai các hệ thống rất lớn, riêng biệt, phân tán, nhưng xu thế hiện nay là tất cả các hệ thống phải tập trung, chia sẻ dữ liệu lẫn nhau để phân tích các bài toán, đưa ra các use case.
Lời giải đến từ đâu?
Để phá vỡ những rào cản này, Viettel Solutions đã phối hợp chặt chẽ với các BigTech, triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tài chính có thể sớm khai phá tiềm năng của Gen AI, ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh - Giám đốc Công nghệ Nền tảng Cloud Viettel Solutions chia sẻ, thời gian vừa qua, Viettel Solutions và ông lớn công nghệ NVIDIA đã có nhiều dự án phối hợp để giải quyết các vấn đề cả về hạ tầng phần cứng, phần mềm và quy trình ứng dụng AI.
Viettel Cloud hiện đang sở hữu hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất và đa dạng nhất Việt Nam đã được Uptime chứng nhận tiêu chuẩn Tier III với 14 data center (trung tâm dữ liệu) có khả năng cung cấp 11.500 racks và lộ trình năm 2025 dự kiến sẽ nâng lên 17 data center với khả năng cung cấp 18000 racks. Năm 2030, mục tiêu đạt 24 data center và 36.000 racks.
Với hạ tầng số trải khắp Bắc - Trung - Nam, Viettel sẵn sàng cung cấp đầy đủ dịch vụ từ lớp hạ tầng, đến nền tảng cho tới lớp ứng dụng.
Để đáp ứng được các xu hướng trong thời gian tới, Viettel Solutions cho biết sử dụng mô hình tham chiếu từ các công ty công nghệ lớn trên thế giới, và đã ra mắt giải pháp VKE (Viettel Kubernetes Engine) tích hợp GPU.
Đi sâu về Kubernetes, ông Vĩnh chỉ ra những lợi điểm như hệ thống được triển khai trên kubernetes có thể tự load balancing (cân bằng tải), tự san tải ứng dụng một cách dễ dàng; ứng dụng chạy trên Kubernetes của Viettel Cloud có thể triển khai trên nhiều tầng lưu trữ khác nhau... Triển khai mạng lưới ứng dụng, nếu phát hiện ra vấn đề, hệ thống có khả năng tự tạo ra vùng chứa mới; loại bỏ các vùng chứa hiện có và chuyển tất cả tài nguyên của chúng sang vùng chứa mới; hệ thống cũng có thể dễ dàng phục hồi sau sự cố…
VKE nằm trong tổng hoà hệ sinh thái Viettel Cloud sử dụng sức mạnh của các thành tố, dịch vụ khác như sever tính toán, an toàn bảo mật, lưu trữ, giám sát cảnh báo…
Hệ thống VKE tích hợp GPU sẽ mở rộng tài nguyên linh hoạt trên đám mây Viettel, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên GPU: Phân bổ ứng dụng AI/ML dựa trên nhu cầu, hỗ trợ khả năng phục hồi cho khối lượng công việc AI/ML trong trường hợp lỗi phần mềm và phần cứng. Kubernetes như một môi trường được tiêu chuẩn hóa tạo điều kiện cho việc phát triển và triển khai mô hình AI/ML trên nhiều môi trường và nền tảng đám mây khác nhau.
Bên cạnh VKE, Viettel cũng cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo AI, học máy ML để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đại diện Viettel cũng giới thiệu việc triển khai Lakehouse trên nền tảng Kubernetes Engine kết hợp các công nghệ tiên tiến để thu thập, xử lý, lưu trữ, và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Với sự tích hợp của các công cụ DevOps, quản trị và bảo mật, kiến trúc này cung cấp một hệ thống dữ liệu mạnh mẽ và linh hoạt cho doanh nghiệp.
Vì kubernetes là nền tảng mở, Viettel Cloud có thể cung cấp các mô hình khác nhau có thể sử dụng VKE để doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp phù hợp
Nếu doanh nghiệp có hiểu biết và nền tảng về công nghệ với nhu cầu tinh chỉnh hệ thống, Viettel cung cấp mô hình phù hợp để doanh nghiệp có thể chủ động triển khai, kiểm soát.
Với mô hình Kubernetes có các thành phần điều khiển của VKE do Viettel quản trị vận hành, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê dịch vụ quản trị hạ tầng, và tập trung toàn bộ lực lượng của họ vào hoạt động xây dựng phát triển ứng dụng.
“Chúng tôi trong thời gian sắp tới sẽ cam kết rất mạnh mẽ vào việc xây dựng các data center, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cloud và hỗ trợ các bài toán AI Machine Learning dành cho lĩnh vực tài chính ngân hàng” - ông Vĩnh khẳng định.
Với quan điểm muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đồng hành cùng nhau, Viettel nhấn mạnh luôn sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp đưa công nghệ mới, các giải pháp chuyển đổi số ưu việt, giúp tối ưu giá trị và tạo ra sự khác biệt, các dịch vụ mới trên hành trình khai phóng tiềm năng số.