Hệ thống Quản lý nhà thuốc Viettel PMS là hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ cơ sở kinh doanh Thuốc (nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc…) thực hiện các nghiệp vụ quản lý kinh doanh thuốc tại cơ sở như xuất/nhập thuốc, quản lý nhà cung cấp, bán thuốc, các báo cáo thống kê…, đảm bảo liên thông dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc Gia theo quy định của Bộ Y Tế.
Website hệ thống: https://digital.yteviettel.vn/
Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử (vEHR) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử.
Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe (HSSK) điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời; hồ sơ sức khỏe điện tử được bảo mật, chỉ có những người có liên quan được tiếp cận thông tin; người dân có quyền quyết định chia sẻ hay không chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe.
Dịch vụ cho thuê thiết bị Hội nghị truyền hình cho y tế (vCare) là dịch vụ cho thuê thiết bị sử dụng để kết nối các Phòng Hội chẩn từ xa nhằm chia sẻ âm thanh, hình ảnh, dữ liệu y tế giữa các phòng họp với chất lượng hiển thị cao.
► Thiết bị được cung cấp dưới hình thức cho thuê và bàn giao cho khách hàng sau thời hạn một năm.
► Thiết bị được cung cấp không bao gồm phần mềm hoặc bản quyền phần mềm họp trực tuyến, sử dụng để kết nối các cơ sở y tế.
Giải pháp tích hợp thông tin người tham gia giao thông trên thẻ điện tử thông minh, cho phép thực hiện thanh toán phí sử dụng các phương tiện công cộng qua thẻ
Giải pháp cho phép các địa phương quản lý Thẻ du lịch theo 02 hình thức: thẻ cứng và thẻ mềm (ứng dụng thẻ du lịch thông minh).
► Ứng dụng di động cho du khách tìm kiếm thông tin, chia sẻ trải nghiệm du lịch, thanh toán dịch vụ du lịch
► Ứng dụng quản lý cho Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch quản lý thông tin sản phẩm, khách hàng, doanh thu
► Ứng dụng quản lý cho Sở du lịch kiểm soát được CSDL Du khách, DN du lịch, Sản phẩm dịch vụ du lịch trong địa bàn
Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh (Viettel IOC) đóng vai trò là bộ não, trung tâm chỉ huy trong Hệ sinh thái các giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực Đô thị thông minh của Viettel.
Hệ thống thực hiện giám sát, điều hành tập trung trong các hoạt động của dịch vụ đô thị thông minh, thực hiện thu thập và xử lý thông tin từ các hệ thống chuyên ngành, phục vụ công tác phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị trực quan và hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo.
Được nghiên cứu, phát triển từ năm 2019, đến nay, hơn 40 hệ thống IOC đã được Viettel Solutions triển khai trên khắp các tỉnh thành cả nước. Những hệ thống này được "may đo" linh hoạt để phù hợp nhu cầu từng tỉnh, thành phố, đồng thời liên tục được cải tiến và nâng cấp, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Sau 5 năm, hàng loạt địa phương triển khai IOC đã có những bước tiến vượt bậc về chuyển đổi số. Tiêu biểu, trong 4 bảng xếp hạng chỉ số ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Việt Nam ICT Index) gần đây nhất, Thừa Thiên – Huế liên tục nằm trong top 5, tăng cả chục bậc. Một địa phương khác chứng kiến bước nhảy vọt là Thái Nguyên, nếu như năm 2020 tỉnh đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng, thì chỉ một năm sau đã vươn lên đứng thứ 12.
Đặc biệt, IOC ra mắt tháng 8/2023 tại Đà Nẵng là trung tâm điều hành thông minh lớn và nhiều phân hệ bậc nhất ở Việt Nam, đã tạo ra nhiều kết quả đáng khích lệ cho thành phố. Các lĩnh vực như dịch vụ công, góp ý, phản ánh hiện trường, giám sát tàu cá, theo dõi mưa ngập, giao thông… đều được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm vận hành.
Đội ngũ phát triển Viettel Solutions cho biết, IOC Đà Nẵng có thể coi là hình mẫu, với đầy đủ các tính năng của phiên bản IOC hiện tại, hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành sản phẩm điểm hướng đến phiên bản tốt nhất của Viettel IOC: Hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, dữ liệu tương đối đầy đủ để phát triển tính năng trên nhiều lĩnh vực, quy trình bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh, lãnh đạo quan tâm sâu sắc và nhiệt huyết để nâng cao hiệu quả IOC trong giám sát điều hành thành phố, tạo cơ hội cho Viettel phát triển nâng cấp sản phẩm theo đúng định hướng.
Chính quyền cũng như người dân các địa phương đều kỳ vọng lớn vào tương lai của hệ thống IOC và những giá trị mà nó đem lại. Đặc biệt, một số tỉnh thành đã tích hợp các trung tâm điều hành này vào chiến lược chuyển đổi số của địa phương.
Tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Trung tâm IOC Đà Nẵng đánh giá, Trung tâm IOC là một hợp phần quan trọng được xác định trong Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của Đà Nẵng và Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh của Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Với chức năng là nơi thu thập, tổng hợp tất các các nguồn thông tin, dữ liệu của đô thị trên tất cả các lĩnh vực để phân tích, hiển thị, giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, ra quyết định và quản lý chất lượng dịch vụ do thành phố cung cấp một cách tổng thể, mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội cho thành phố, việc hình thành Trung tâm IOC sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng” - ông Quốc nhấn mạnh.
Hay tại Thừa Thiên - Huế, để đạt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia trên 3 trụ cột: chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử và nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) của tỉnh. Một trong những hoạt động quan trọng là đưa vào khai thác trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) với các trang thiết bị hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến… giám sát, điều hành, chỉ huy các hoạt động của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong tương lai để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của các địa phương, cũng như ứng dụng các xu hướng công nghệ mới vào các hệ thống IOC, ông Dương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh Viettel Solutions cho biết, công ty này đã xây dựng lộ trình cụ thể cho sản phẩm này, trên 5 khía cạnh: “đa dạng hóa”, “di động hóa”, “cá thể hóa”, “tự động hóa nhiều tầng” và “mô hình hybrid”.
Đầu tiên, với từ khóa đa dạng hóa, IOC sẽ là trung tâm kết nối rất nhiều các hệ thống, nhiều lĩnh vực, nhiều dữ liệu nên tính mở, tính đa dạng của hệ thống phải được sẵn sàng. Thứ hai, di động hóa, nếu như trước đây, IOC chỉ là hệ thống ở trung tâm điều hành, trung tâm chỉ huy thì bây giờ đã di động theo từng người, đặc biệt các đồng chí lãnh đạo với các nhu cầu rất cụ thể.
Thứ ba là cá thể hóa. Viettel Solutions hướng đến mỗi người dùng khác nhau sẽ có những tính năng khác nhau, giao diện màu sắc, đặc trưng khác nhau, theo từng người dùng hoặc theo từng địa phương, từng đơn vị. Thứ tư là tự động hóa nhiều tầng. Dựa trên các mô hình tính toán dữ liệu sẽ ra được các cảnh báo cần thiết, đến người chỉ huy trực tiếp, hoặc lãnh đạo cấp trên, và đến cả cấp cao nhất. Việc phân phối, xử lý các công việc cũng sẽ được tự động hóa.
Cuối cùng là sẽ triển khai mô hình hybrid, tức là IOC vừa tập trung, vừa phân tán. Cấp tỉnh có IOC cấp tỉnh, cấp quận, huyện, cấp sở, ngành cũng sẽ có IOC tương ứng.
“Chúng tôi cũng tập trung khai thác, sử dụng công nghệ mới trong các hệ thống giải pháp, như là ứng dụng trí tuệ nhân tạo hoặc Big Data, IoT” - ông Đức nhấn mạnh.
Sau 5 năm triển khai các IOC tại nhiều tỉnh thành thì Viettel Solutions đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng gì?
Sau 5 năm triển khai, chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học, nhưng có thể tóm gọn trong 3 ý.
Thứ nhất, Viettel Solutions đã hoàn thiện được bài toán về IOC từ yêu cầu thực tiễn, qua đó sẽ hoàn thiện được giải pháp đáp ứng và xây dựng được hệ thống đầy đủ tính năng hơn, gần gũi và thân thiện với nhu cầu người dùng hơn.
Thứ hai, Viettel Solutions đã dần hoàn thiện được mô hình tư vấn triển khai IOC, nằm trong hệ sinh thái các sản phẩm đô thị thông minh, chính quyền số. Giải đáp những câu hỏi “IOC cần kết hợp với những hệ thống nào, giao tiếp, trao đổi ra sao, các nguồn nuôi dữ liệu chính là gì…” là mô hình để vận hành hệ thống IOC một cách bền vững.
Thứ ba, Viettel Solutions đã hoàn thiện các phương án vận hành, khai thác cho cả người dùng và đội ngũ phát triển.
Từ việc xây dựng các KPI như thế nào để biết được hệ thống hoạt động tốt, để hệ thống thực sự sống được, tức là phải đi vào cuộc sống, đến các tiêu chuẩn yêu cầu với người sử dụng là lãnh đạo và cả người dùng khác như thế nào. Cần đảm bảo về tính đồng bộ và tích hợp giữa các hệ thống triển khai IOC với các hệ thống khác của địa phương, những yếu tố cần kế thừa, sử dụng, hay cái gì cần nâng cấp, thay mới, từ đó tư vấn cho khách hàng các kế hoạch triển khai cho phù hợp.
Chúng tôi cũng điều chỉnh liên tục hệ thống theo nhu cầu thực tiễn. Ví dụ như, việc triển khai IOC ở Đà Nẵng vào thời điểm thành phố gặp phải đợt mưa lớn, ngập lụt diện rộng. Khi đó, bài toán là điều hành việc ứng cứu ngập lụt cho thành phố, điều tiết nguồn lực, điều tiết giao thông, xử lý về các hệ thống thoát nước,…
Chúng tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc đào tạo người dùng, bổ sung nhận thức gì về an toàn thông tin, về sử dụng hệ thống, đặc biệt với đối tượng người dùng là lãnh đạo.
Trực tiếp làm việc với các tỉnh, thành phố trong việc triển khai đô thị thông minh, theo ông, đâu là những nhân tố tạo nên thành công cho địa phương?
Đầu tiên, yếu tố tiên quyết nhất chắc chắn cần có sự ưu tiên nguồn lực để triển khai hệ thống công nghệ, bao gồm nguồn lực về hạ tầng, ngân sách, nhân sự,... Cùng với đó, trong công tác triển khai, có 3 điểm cần lưu ý.
Một là, địa phương cần phải có sự cam kết mạnh mẽ, thể hiện thông qua sự quan tâm, quyết tâm của lãnh đạo địa phương với IOC nói riêng, cũng các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số cho chính quyền, cho kinh tế, cho xã hội nói chung. Thực tế cho thấy, lãnh đạo địa phương tích cực sử dụng sẽ giúp hệ thống ngày một cải thiện, từ tính năng đến mức độ thân thiện với người dùng, và thúc đẩy người dân tích cực sử dụng hơn, giúp các bài toán cũng được đa dạng hơn.
Hai là, cần có sự phối kết hợp giữa các chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ trong bộ máy. Nếu như trước đây, bộ phận nào biết bộ phận đó, thì giờ các hệ thống chuyển đổi số sẽ kết nối về mặt dữ liệu, kết nối về mặt nghiệp vụ, kết nối về mặt khai thác. Thế nên, nếu không có sự hiệp đồng tác chiến một cách nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận thì hệ thống rất khó có thể duy trì và đi vào cuộc sống được.
Ba là cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn. Việc tuyên truyền, đào tạo cũng cần được cập nhật liên tục, để người dùng liên tục đặt ra các bài toán thiết thực, phù hợp hơn, phát hiện ra những vướng mắc, bất cập. Quá trình này sẽ giúp hình thành văn hóa số cho người dùng.
Vậy còn về phía Viettel Solutions, đâu là mấu chốt tạo nên thành công khi triển khai IOC tại các địa phương?
Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ ba thì công nghệ quyết định cách làm, nhưng cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì từ thói quen, từ hành vi, từ nhu cầu thực tiễn người dùng sẽ hình thành nên hệ thống đáp ứng tương ứng.
Do đó, trong việc triển khai IOC, điều quan trọng nhất với đội ngũ phát triển của Viettel Solutions là sự lắng nghe, may đo, điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu thực tiễn của từng địa phương, từng lĩnh vực.
Đồng thời, chúng tôi cũng phải luôn luôn cập nhật công nghệ mới, cải tiến liên tục, thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề thực tiễn phát sinh. Ý thức được điều đó nên Viettel Solutions luôn cam kết đồng hành với người dùng, với khách hàng để đưa hệ thống vào cuộc sống một cách tốt nhất.
May đo theo đặc điểm cụ thể của từng địa phương vốn là điểm mạnh cho các giải pháp của Viettel Solutions. Sau khi triển khai 5 năm, thế mạnh được bổ sung của Viettel Solutions là gì?
Đến nay, bài học chuyển đổi số “may đo” theo nhu cầu thực tiễn vẫn còn nguyên giá trị và sẽ còn phù hợp trong tương lai. Tuy nhiên, may đo phải ngày càng cải tiến hơn.
Thứ nhất, ngoài việc may đo, cần phải khai thác được các giá trị của dữ liệu đã thu thập được, đòi hỏi phải thích ứng, tích hợp được các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn.
Ví dụ, trước đây, các bài toán nhận diện hình ảnh khá đơn giản, như phát hiện đám đông, phát hiện vi phạm giao thông chẳng hạn. Giờ đây có những bài toán phức tạp hơn như phát hiện ra biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường,...
Thứ hai, cần xây dựng các bộ KPI, để bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa, thì còn đưa các nội dung chuyển đổi số thành mục tiêu và đạt được một cách nhanh nhất. Ví dụ, nếu KPI là tỷ lệ phản ánh của người dân được xử lý đúng hạn thì cả hệ thống, quy trình, bộ máy sẽ điều chỉnh làm sao để đạt được KPI đó.
Như thế, vẫn là may đo, nhưng may đo gắn với công nghệ hơn, có KPI và chính bộ KPI cũng được may đo, điều chỉnh liên tục.
Triển khai IOC, thay đổi gần như hoàn toàn cách tương tác giữa người dân và chính quyền không phải câu chuyện đơn giản, đặc biệt là đối với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi người dân còn chưa quen với công nghệ. Viettel Solutions đã mang đến lời khuyên, giải pháp gì cho các địa phương?
Thứ nhất, hạ tầng cần được phát triển. Bên cạnh hạ tầng truyền thông kết nối thì cần phát triển cả hạ tầng về dữ liệu, đám mây, năng lực tính toán, an toàn thông tin. Hạ tầng số là hạ tầng của hạ tầng. Các hạ tầng này sẽ đòi hỏi ngày càng cao và cần đồng bộ hơn.
Thứ hai, cần tập trung hình thành nhận thức, văn hóa số cho người dùng, cũng như cần có sự quan tâm của các các bộ phận trong bộ máy chính quyền. Tất cả các bộ phận cần cộng hưởng, phối kết hợp với nhau.
Thứ ba, cần có sự ưu tiên nguồn lực dành cho chuyển đổi số, mặc dù chi phí này có thể không cao so với các đầu tư khác của địa phương nhưng vẫn chưa có nhiều sự ưu tiên.
Những phát triển mới của mô hình triển khai IOC mà Viettel Solutions sẽ triển khai trong thời gian tới là gì?
Chúng tôi cũng đã xây dựng lộ trình cụ thể cho sản phẩm này rồi, có thể tựu trung lại ở vài từ khóa.
Thứ nhất là là đa dạng hóa. IOC sẽ là trung tâm kết nối rất nhiều các hệ thống, nhiều lĩnh vực, nhiều dữ liệu nên tính mở, tính đa dạng của hệ thống phải được sẵn sàng.
Thứ hai là di động hóa. Trước đây, IOC chỉ là hệ thống ở trung tâm điều hành, trung tâm chỉ huy thì bây giờ đã di động theo từng người, đặc biệt các đồng chí lãnh đạo với các nhu cầu rất cụ thể.
Thứ ba là cá thể hóa. Chúng tôi hướng đến mỗi người dùng khác nhau sẽ có những tính năng khác nhau, giao diện màu sắc, đặc trưng khác nhau, theo từng người dùng hoặc theo từng địa phương, từng đơn vị.
Thứ tư là tự động hóa nhiều tầng. Dựa trên các mô hình tính toán dữ liệu sẽ ra được các cảnh báo cần thiết, đến người chỉ huy trực tiếp, hoặc lãnh đạo cấp trên, và đến cả cấp cao nhất. Việc phân phối, xử lý các công việc cũng sẽ được tự động hóa.
Cuối cùng là sẽ triển khai mô hình hybrid, tức là IOC vừa tập trung, vừa phân tán. Cấp tỉnh có IOC cấp tỉnh, cấp quận, huyện, cấp sở, ngành cũng sẽ có IOC tương ứng. Ngoài ra thì chúng tôi cũng tập trung khai thác, sử dụng công nghệ mới trong các hệ thống giải pháp, như là ứng dụng trí tuệ nhân tạo hoặc Big Data, IoT.
Xin cảm ơn ông!
2 cải tiến lớn của hệ thống IOC ở các địa phương
Nếu như Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại Huế là sản phẩm khai phá thị trường, thì IOC ra mắt năm 2023 tại Đà Nẵng đã có rất nhiều cải tiến. Hiện nay, IOC Đà Nẵng là trung tâm lớn và nhiều phân hệ bậc nhất ở Việt Nam, gồm đầy đủ các tính năng của phiên bản IOC hiện tại, hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành sản phẩm điểm hướng đến phiên bản tốt nhất của Viettel IOC.
Theo đội ngũ phát triển, Viettel vẫn đề cao chiến lược “may đo” khi phát triển hệ thống IOC cho địa phương, nhưng việc may đo đã được cải tiến ở 2 điểm chính. Một là khai thác được các giá trị của dữ liệu đã thu thập được. Hai là xây dựng các bộ KPI cho chuyển đổi số.
Hiện nay, IOC ở Đà Nẵng đã có hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, đặc biệt là dữ liệu tương đối đầy đủ để phát triển tính năng trên nhiều lĩnh vực, quy trình bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, hiện nay và trong tương lai, trung tâm IOC có thể khai thác dữ liệu đã thu thập, tích hợp được các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn.
Ví dụ, kể từ IOC Đà Nẵng, hệ thống đã được trang bị các tính năng thông minh như AI (trợ lý ảo AI) và phân tích dữ liệu (dự đoán, chuẩn đoán) hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, các tính năng mới như cung cấp phân hệ mobile giúp lãnh đạo điều hành linh hoạt, đến việc tiên phong triển khai thử nghiệm chatbot AI thế hệ mới, cũng đã được tích hợp.
Hay trước đây, các bài toán nhận diện hình ảnh khá đơn giản, như phát hiện đám đông, phát hiện vi phạm giao thông chẳng hạn. Giờ đây, Viettel IOC đã có thể xử lý những bài toán phức tạp hơn như phát hiện ra biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường,...
“Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện kết nối, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu; và tập trung triển khai phân tích, khai thác dữ liệu để tạo ra thêm nhiều giá trị mới, phục vụ cho công tác dự báo, ra quyết định dựa trên dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành chung của thành phố” - ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Trung tâm IOC Đà Nẵng cho biết.
Cùng với đó, IOC hiện đại sẽ xây dựng các bộ KPI, để bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa, thì còn đưa các nội dung chuyển đổi số thành mục tiêu và đạt được một cách nhanh nhất. Ví dụ, nếu KPI là tỷ lệ phản ánh của người dân được xử lý đúng hạn thì cả hệ thống, quy trình, bộ máy sẽ điều chỉnh làm sao để đạt được KPI đó.
“Như thế, vẫn là ‘may đo’ nhưng gắn với công nghệ hơn, có KPI và chính bộ KPI cũng được may đo, điều chỉnh liên tục” - Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh Viettel Solutions Dương Công Đức nói.
Doanh nghiệp Việt làm chủ giải pháp, công nghệ cho IOC
So với phiên bản đầu tiên của 5 năm trước, phương pháp triển khai cũng như công nghệ IOC của Viettel Solutions đã có nhiều điểm mới nổi bật.
Hiện nay, IOC của Viettel Solutions đã tập trung hiệu quả chuyên sâu từng usecase, thay đổi cách tiếp cận theo hướng usecase cụ thể thay thế cho việc triển khai dàn trải nhiều lĩnh vực, tập trung hơn về tổ chức con người quy trình để vận hành hiệu quả.
Tính năng công nghệ cũng được nghiên cứu bổ sung liên tục với những phiên bản mobile cho lãnh đạo, tự động hóa quy trình điều hành chuẩn SOP, trợ lí ảo chatbotAI và vẫn đang phát triển nhiều tính năng công nghệ hiệu quả khác. Giao diện, trải nghiệm người dùng của Viettel IOC luôn luôn cải tiến đảm bảo các tiêu chuẩn UI/UX hiện đại và nâng cấp đảm bảo chất lượng.
An toàn thông tin hệ thống được nâng cấp liên tục đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống đã được kiểm chứng qua hồ sơ cấp độ ATTT cấp độ 3 và các chứng nhận được cung cấp khi triển khai các diễn tập ATTT cho các dự án.
Đặc biệt, trong từng phiên bản nâng cấp, Viettel IOC đã dần dần thay thế cập nhật và làm chủ 100% công nghệ trong các phân hệ chính, phát triển nền tảng thành các bộ công cụ độc lập dễ dàng tích hợp phát triển, đảm bảo khả năng mở rộng nâng cấp trong tương lai.
Theo ông Dương Công Đức, trong các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ ba thì công nghệ quyết định cách làm, nhưng cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì từ thói quen, từ hành vi, từ nhu cầu thực tiễn người dùng sẽ hình thành nên hệ thống đáp ứng tương ứng. Vì thế, Viettel IOC luôn luôn cập nhật công nghệ mới, cải tiến liên tục, thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề thực tiễn phát sinh.
“Viettel luôn cam kết đồng hành với người dùng, với khách hàng để đưa hệ thống vào cuộc sống một cách tốt nhất” - Giám đốc này khẳng định.
Tham gia sự kiện OpenInfra Summit Asia 2024 và OCP Regional Summit APAC 2024, nữ kỹ sư trẻ của Viettel Solutions đã trình bày về bộ cân bằng băng tải Active-Active. Đây là tính năng đã được một số Big Tech Cloud cung cấp nhưng chưa có nhà cung cấp nào ở Việt Nam triển khai.
Lần đầu tham dự sự kiện quốc tế trong lĩnh vực mã nguồn mở của nữ kỹ sư trẻ
Vương Thúy Quỳnh, sinh năm 1998, đầu quân vào Viettel từ năm 2020, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. 4 năm sau, nữ kỹ sư trẻ đã trở thành người đại diện Viettel Solutions tham gia sự kiện OpenInfra Summit Asia 2024 và OCP Regional Summit APAC 2024. Đây là sự kiện quy tụ những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực mã nguồn mở ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tại diễn đàn, Quỳnh trình bày đề tài "Our journey with Active-Active Load Balancer for Octavia". Đây là tính năng đã được một số Big Tech Cloud cung cấp nhưng chưa có nhà cung cấp nào ở Việt Nam triển khai. Quỳnh và các cộng sự tại Viettel Solutions dành tới 1 năm để phát triển thành công bộ cân bằng băng tải Active-Active.
Lần đầu tham dự sự kiện quốc tế lớn trong lĩnh vực mã nguồn mở ở châu Á, nữ kỹ sư cho biết: "Chúng tôi không chỉ đơn thuần đem Openstack về sử dụng mà còn tham gia đóng góp cho cộng đồng mã nguồn mở quốc tế một giải pháp hiện thực hóa tính năng cân bằng tải Active-Active, đã áp dụng vào hệ thống thực tế. Ngược lại, tôi và các kỹ sư trẻ khác cũng có cơ hội nhận được đóng góp từ chuyên gia, kỹ sư quốc tế trong cùng lĩnh vực giúp cải thiện và nâng cao giải pháp", Quỳnh cho biết.
Nữ kỹ sư trẻ cũng kỳ vọng, tính năng mà nhóm kỹ sư Viettel Solutions hoàn thiện sau khi tham dự các hội thảo quốc tế sẽ tiếp tục được cộng đồng Openstack đón nhận trong thời gian tới.
Văn hóa trao cơ hội và môi trường làm việc thân thiện tại Viettel Solutions
Sau trải nghiệm lần đầu tiên tham dự sự kiện quốc tế lớn, Vương Thúy Quỳnh chia sẻ: "Tôi có cơ hội gặp gỡ và kết nối với các chuyên gia và những người cùng lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới. Việc xây dựng những mối quan hệ này không chỉ giúp tôi học hỏi mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Với cơ hội trình bày tại sự kiện, tôi được cọ xát, được rèn luyện sự chuyên nghiệp và tự tin trước cộng đồng kỹ sư đến từ nhiều nước trên thế giới".
Quỳnh cho biết thêm, bản thân may mắn vì được làm việc trong môi trường quy củ, chuyên nghiệp như Viettel Solutions. Từ ngày đầu tiên, Quỳnh luôn được các đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và hỗ trợ.
Đơn cử như trong quá trình nghiên cứu phát triển bộ cân bằng băng tải Active-Active, ngoài sự hợp tác giữa các thành viên trong team, Quỳnh và các kỹ sư trẻ sẽ còn nhận được sự hợp tác của anh chị trong công ty từ kiến thức chuyên môn đến kinh nghiệm.
"Bên cạnh đó là những hỗ trợ từ lãnh đạo sẵn sàng giúp chúng tôi liên hệ với những đầu mối cần thiết của đơn vị quản trị hạ tầng vật lý để thảo luận hiện trạng thực tế cũng như những góp ý trong quá trình định hướng giải pháp. Và thực sự không thể thiếu là những lời cổ vũ động viên từ ban lãnh đạo dành cho chúng tôi", Quỳnh nói thêm.
Trước khi tham dự sự kiện quy tụ hàng trăm chuyên gia tại Open Source Summit Europe 2024 , cô kỹ sư gen Z tuổi 10x Đinh Thị Hường từng có không ít những băn khoăn về sự nghiệp. Thế nhưng...
“Truyền cảm hứng cho những người phụ nữ tham gia vào công nghệ"
Ngày 16/9/2024, sự kiện Open Source Summit Europe 2024 diễn ra tại Áo, quy tụ hàng trăm nhà phát triển, chuyên gia công nghệ và lãnh đạo cộng đồng nguồn mở hàng trên thế giới đến và hợp tác, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề và thu thập kiến thức, thúc đẩy đổi mới nguồn mở, đảm bảo hệ sinh thái nguồn mở bền vững. Theo thông tin từ BTC, đây là nơi “tập hợp những người đóng góp cho cộng đồng và mã nguồn mở”.
Trong sự kiện công nghệ hàng đầu này, Đinh Thị Hường - Kỹ sư Giải pháp Cloud sinh năm 2000 của Viettel Solutions đã đứng trước hàng trăm chuyên gia công nghệ trên toàn thế giới thuyết trình về chủ đề “Tối ưu hóa Sao lưu và Khôi phục Kubernetes Đa cụm”.
Hiểu một cách đơn giản, giải pháp mà nữ kỹ sư 10x này trình bày tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình quản lý các cụm Kubernetes. Thách thức chính hiện nay là khi có nhiều cụm, mỗi cụm cần cài đặt riêng Velero để thực hiện sao lưu, điều này phức tạp và tốn nhiều tài nguyên.
Giải pháp được đề xuất là cài đặt Velero tập trung, giúp quản lý sao lưu cho tất cả các cụm chỉ bằng cách sử dụng tệp kubeconfig tương ứng. Cách tiếp cận này không chỉ đơn giản hóa quản lý mà còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giúp phù hợp với nhu cầu vận hành hiện đại của các cụm Kubernetes.
Việc đại diện cho Viettel Solutions thuyết trình tại sự kiện tầm cỡ như vậy, Hường cho biết đó là niềm vinh dự lớn. Nữ kỹ sư này nói thêm, cô không chỉ thể hiện được thành quả của nhóm, mà còn có cơ hội mở rộng kiến thức cũng như cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, từ đó có thể đóng góp tốt hơn cho sự phát triển của ngành mã nguồn mở tại Việt Nam.
“Ngoài ra, với tư cách là một phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, mình cảm thấy bản thân được góp phần nhỏ bé vào việc truyền cảm hứng và khuyến khích nhiều phụ nữ khác tham gia vào ngành này”, Hường nhấn mạnh.
Những người trẻ được trao cơ hội và đón nhận
Tốt nghiệp loại giỏi tại Trường Đại học Bách Khoa, Đinh Thị Hường là gương mặt trẻ nổi bật khi lọt vào top 10 nhân tài của Chương trình Viettel Digital Talent, một chương trình tuyển dụng và phát triển tài năng số của Viettel, tập trung vào việc tìm kiếm những những người trẻ tài năng trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và kinh doanh để tham gia vào hệ sinh thái số của Tập Đoàn Viettel.
Trong quá trình công tác, nữ kỹ sư đã đạt được nhiều chứng chỉ hàng đầu về phát triển Điện toán đám mây được quản lý bởi Linux Foundation và CNCF (Cloud Native Computing Foundation), như KCNA (Kubernetes and Cloud Native Associate, CKA (Certified Kubernetes Administrator)… Những chứng chỉ này đều có giá trị rất cao trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực cloud-native (đám mây bản địa) và DevOps xác nhận kiến thức và kỹ năng của các chuyên gia về Kubernetes và công nghệ đám mây.
Chia sẻ với chúng tôi, cô kỹ sư trẻ thể hiện sự nhiệt huyết, say mê với nghề, và cũng chững chạc hơn so với lứa tuổi. Hường xác định rõ lộ trình tập trung tối đa vào công nghệ và mong muốn phát triển thành một “tech leader”. Ngoài ra, cô cũng mong muốn được đóng góp cho cộng đồng mã nguồn mở nói chung, phụ nữ ngành công nghệ nói riêng.
“Để hiện thực hóa mong muốn ấy, mình nghĩ cần chia sẻ các kiến thức thông qua các bài trình bày trên các sự kiện, diễn đàn lớn. Thứ hai là cần tham gia hoạt động cộng đồng, hay các buổi gặp gỡ để khuyến khích các bạn trẻ nhận thức về tiềm năng phát triển của lĩnh vực cloud”, nữ kỹ sư 10x của Viettel Solutions cho biết.
Nhưng trước khi có lập trường vững vàng như vậy, Hường từng đắn đo và suy nghĩ rất nhiều về “nghề". Hường chia sẻ, kỹ sư giải pháp Cloud tại Viettel Solutions là vị trí có khối lượng công việc nặng và có “rất ít hình mẫu để noi theo", bởi không nhiều phụ nữ thành công trên cương vị lãnh đạo trong ngành công nghệ.
“Mình từng khá băn khoăn về câu chuyện lộ trình nghề nghiệp. Tuy nhiên, may mắn Hường có cấp trên quan tâm, chia sẻ để giúp mình xác định được đâu là điều bản thân mong muốn trong ngành và bước tiếp theo mình cần phải làm gì”, cô kỹ sư gen Z nói.
Hường cũng nhấn mạnh, dù nhiều người cho rằng công nghệ là lĩnh vực phù hợp hơn với các bạn nam, nhưng tại Viettel Solutions, “nam hay nữ đều có cơ hội tương đương trong việc phát triển bản thân và thử thách với những bài toán khó”.
“Các bạn trẻ như mình đều có cơ hội được trao quyền và giải quyết những bài toán lớn, cũng như được công nhận những gì mà mình làm”, Hường nhấn mạnh. Nữ kỹ sư 10x chia sẻ, chính nhiệt huyết và sự chăm chỉ là đòn bẩy giúp cô phát triển hơn trong công việc. Ở Viettel Solutions, việc lựa chọn nói ra những vướng mắc cá nhân để đội nhóm cùng giải quyết là lựa chọn của các bạn trẻ trong việc đảm bảo tiến độ công việc.
Môi trường năng động với nhiều nhân sự trẻ, được trao quyền và công nhận năng lực, gỡ rối những khó khăn là động lực cho những thanh niên như Hường sống trọn với đam mê. Bằng tài năng và tinh thần nhiệt huyết, những kỹ sư trẻ tại Viettel Solutions đã cùng nghiên cứu, đưa ra nhiều giải pháp, đóng góp cho sự phát triển của ngành mã nguồn mở tại Việt Nam trên diễn đàn công nghệ quốc tế.
Chia sẻ về kế hoạch phát triển dự án, Hường cho biết vẫn đang theo tiến độ và việc tạo tính năng mới cho người dùng trong năm nay là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, với giải pháp sáng tạo mà Viettel Solutions đưa ra tại Open Source Summit Europe 2024, Hường tin rằng các bạn kỹ sư trong cộng đồng quốc tế có thể tìm hiểu và tự triển khai.
Tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ và nguồn năng lượng dồi dào, tài hoa của thế hệ trẻ Viettel Solutions không chỉ dừng lại ở việc phát triển cho ngành công nghệ. Họ còn tạo nền tảng cho các mối quan hệ quốc tế vững mạnh và sâu rộng hơn, kết nối với cộng đồng quốc tế, giao lưu, học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành và bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Sự chủ động, sáng tạo của những kỹ sư trẻ tài năng và nhiệt thành như Hường, là tín hiệu tích cực cho một tương lai mà tiếng nói về ngành Cloud Việt Nam ngày càng vang xa trên trường quốc tế.
03 vị khách mời đặc biệt trong chương trình Viettel DX Talks số thứ 5 để bàn về chủ đề "Xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững trong ngành bán lẻ".
Ông Diệp Nam Hải - Tổng Giám đốc Cty CP thực phẩm Cholimex, doanh nghiệp có quy mô phân phối rộng lớn lên tới tới hơn 100.000 điểm bán lẻ, 4.000 nhà hàng và hơn 5.000 siêu thị trên toàn quốc;
Talkshow được phát sóng trên các kênh:
+ Fanpage Facebook: Viettel Solutions
+ Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@ViettelBusinessSolutions