Private Mobile Network là dịch vụ kết nối di động dùng riêng cho tổ chức/ doanh nghiệp có nhu cầu kết nối nhiều thiết bị điều khiển, máy móc nhằm tự động hóa công tác sản xuất, báo cáo, ra quyết định kịp thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Website: https://viettelcloud.vn/
PACS365 là giải pháp tổng thể trong điều hành, quản lý và hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế, giúp tăng cường hiệu quả công việc của các bác sỹ, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, hỗ trợ tư vấn và khám chữa bệnh từ xa.
Hệ thống thông tin đất đai - VBDLIS được phát triển và triển khai trên hạ tầng Điện toán đám mây của Viettel. Hệ thống mang đến các giải pháp tổng thể phục vụ công tác xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định liên quan đến đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ số điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế, xã hội số và đô thị thông minh.
Giám sát và xử lý vi phạm Trật tự an toàn giao thông (Viettel TrafficID) là hệ thống được tạo ra nhằm mục đích tự động phát hiện ra các hành vi vi phạm của phương tiện tham gia giao thông qua hình ảnh từ các camera, máy bắn tốc độ bằng công nghệ phân tích hình ảnh để xác định các hành vi vi phạm. Sau đó gửi hình ảnh lỗi vi phạm và phiếu phạt đến lực lượng chức năng và chủ của phương tiện vi phạm. Các báo cáo lỗi vi phạm tức thời được tự động xuất, hỗ trợ lực lượng chức năng trong quá trình phạt nóng và phạt nguội.
Đấu giá trực tuyến bao gồm phân hệ Cổng Đấu giá trực tuyến dành cho người dân/doanh nghiệp/tổ chức và phân hệ quản trị dành cho các cán bộ từ chuyên viên, đấu giá viên, kế toán đến lãnh đạo để xử lý nghiệp vụ.
Mạng 5G đang trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển của xã hội số trên toàn cầu, với khả năng cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và kết nối đồng thời hàng triệu thiết bị.
Tại Việt Nam, triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Chính phủ đề ra. Việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là tất yếu, đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự sự phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thị trường khởi động chiến lược của Chính phủ đưa Việt Nam bắt kịp các nước đi đầu về 5G trên Thế giới, từ việc nghiên cứu, triển khai và thương mại hoá 5G để nâng cao trải nghiệm "cuộc sống mới" cho người dân và trở thành hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số, 'đường cao tốc' của nền kinh tế số.
Tại Việt Nam, triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Số thứ 6 của series ViettelDX Talks do Viettel Solutions sẽ bàn về các nội dung chính:
+ Sức mạnh khác biệt của thế hệ mạng thứ 5 - 5G
+ Câu chuyện về nghiên cứu, triển khai thành công mạng 5G độc lập (Standalone - SA) đầu tiên tại Việt Nam của Viette
+ 5G2B (5G to business) có thể tạo ra cuộc cách mạng tự động hoá toàn diện cho các ngành, các lĩnh vực và khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp
Talkshow có sự góp mặt của 3 chuyên gia:
* Ông Trần Tuấn Ngọc - Giám đốc trung tâm Tích hợp Hệ thống - Viettel Solutions.
* Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Giải pháp Mạng di động Nokia Việt Nam
* Ông Nguyễn Chí Linh - PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị Vô tuyến băng rộng - Viettel HighTech
Talkshow được phát sóng trên các kênh:
+ Fanpage Facebook: Viettel Solutions
+ Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@ViettelBusinessSolutions
[youtube-video align="text-center"]https://www.youtube.com/watch?v=GsrTcOMGhwc[/youtube-video]
Ngay sau khi công bố trên trang chia sẻ công nghệ của NVIDIA, bộ dữ liệu mở dành riêng cho Tiếng Việt đã được cung cấp miễn phí cho cộng đồng nghiên cứu phát triển AI tại Việt Nam. Đây là bộ dữ liệu Tiếng Việt chất lượng cao, quy mô lớn, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Models – LLM) Tiếng Việt.
Sản phẩm là thành quả hợp tác đầu tiên giữa Viettel Solutions và NVIDIA. Các kỹ của Viettel Solution trực tiếp thu thập và xử lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chuẩn hóa, phân loại, làm sạch và tổng hợp lại. Quá trình này có sự hỗ trợ của nền tảng NeMo Framework và hạ tầng tính toán GPU mạnh mẽ do NVIDIA cung cấp.
Hiện nay, các trợ lý AI được phát triển dựa trên các mô hình LLM nhưng chủ yếu được huấn luyện trên các bộ dữ liệu Tiếng Anh. Bộ dữ liệu của Viettel Solutions và NVIDIA được kỳ vọng sẽ giúp các ứng dụng AI phù hợp hơn với người Việt và mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho cộng đồng AI Việt Nam.
Đại diện Viettel cho biết quá trình hợp tác với NVIDIA giúp doanh nghiệp xây dựng dữ liệu sạch hơn, mô hình tốt hơn khi loại bỏ dữ liệu trùng lặp và không phù hợp. Dữ liệu tinh gọn hơn cũng giúp quá trình huấn luyện nhanh gấp 4 lần, bộ dữ liệu này hiện đã được công bố trên trang chia sẻ công nghệ của NVIDIA và sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nghiên cứu phát triển AI tại Việt Nam.
Đội ngũ phát triển của Viettel Solutions cũng sử dụng công cụ NeMo Curator - một thư viện được thiết kế riêng cho việc xử lý dữ liệu cho AI tạo sinh như tiền huấn luyện mô hình ngôn ngữ nền tảng, tiền huấn luyện thích ứng miền (DAPT), tinh chỉnh có giám sát (SFT) và tinh chỉnh hiệu quả tham số (PEFT). Nó tăng tốc đáng kể việc quản lý dữ liệu bằng cách tận dụng GPU với Dask và RAPIDS, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian.
“Nhờ sử dụng tài nguyên phần cứng và thư viện NeMo, chúng tôi đã xử lý cùng lúc hơn 500GB dữ liệu text (tương đương 120 triệu văn bản, 135 tỷ tokens). Những thành tựu này mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho cộng đồng AI Việt Nam”, đại diện Viettel Solutions cho biết.
Được biết, đây là bộ dữ liệu lớn phục vụ huấn luyện trợ lý AI Tiếng Việt chất lượng cao đầu tiên được công bố, công khai toàn bộ mã nguồn xử lý, đóng góp cho cộng đồng nghiên cứu, phát triển và huấn luyện AI.
Trong tương lai, Viettel Solutions và NVIDIA sẽ tiếp tục bổ sung thêm các nguồn dữ liệu mới, đảm bảo bộ dữ liệu Tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng hơn về chủ đề và chuẩn xác, sâu sắc hơn về nội dung. Ngoài ra, hai bên cũng hướng đến việc xây dựng các bộ dữ liệu chuyên biệt phục vụ phát triển trợ lý AI trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, thương mại và hành chính công. Hai bên cũng tiếp tục hợp tác phát triển các công cụ và công nghệ AI theo hướng mở, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nghiên cứu AI tại Việt Nam.
Bộ dữ liệu lớn phục vụ huấn luyện trợ lý AI tiếng Việt khẳng định tầm nhìn chiến lược chung của cả Viettel Solutions và NVIDIA: Đưa Việt Nam trở thành một AI Hub, nơi các công nghệ AI tiên tiến nhất được nghiên cứu phát triển và ứng dụng rộng rãi.
Trước đó, hai tập đoàn công nghệ lớn là Viettel và NVIDIA đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược về AI, mở đầu cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam từ năm 2022. Mới đây, Chính phủ Việt Nam và NVIDIA tiếp tục ký kết thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI của Viettel. Hai sự kiện này mang ý nghĩa quan trọng, là nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI tiên tiến tại Việt Nam. Bộ dữ liệu tiếng Việt phục vụ huấn luyện trợ lý AI được công bố là minh chứng rõ ràng cho sự kết hợp hiệu quả giữa công nghệ và nguồn lực từ hai tập đoàn lớn.
Hai tập đoàn công nghệ lớn là Viettel và NVIDIA đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược về AI, mở đầu cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam từ năm 2022. Mới đây, Chính phủ Việt Nam và NVIDIA tiếp tục ký kết thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI của Viettel. Hai sự kiện này mang ý nghĩa quan trọng, là nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI tiên tiến tại Việt Nam. Bộ dữ liệu tiếng Việt phục vụ huấn luyện trợ lý AI được công bố là minh chứng rõ ràng cho sự kết hợp hiệu quả giữa công nghệ và nguồn lực từ hai tập đoàn lớn.
Trợ lý AI như ChatGPT hoạt động hiệu quả và ấn tượng nhờ sức mạnh của các mô hình mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), được huấn luyện trên những bộ dữ liệu khổng lồ. Mặc dù hiện nay có nhiều mô hình LLM nguồn mở giúp phát triển các ứng dụng AI một cách nhanh chóng nhưng hầu hết được huấn luyện chủ yếu trên các bộ dữ liệu Tiếng Anh.
Đối với Tiếng Việt, một ngôn ngữ có cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, việc phát triển các bộ dữ liệu chuyên biệt, có quy mô lớn và chất lượng cao là yêu cầu được đặt ra. Để giải quyết bài toán đó, Viettel Solutions và NVIDIA hợp tác xây dựng bộ dữ liệu Tiếng Việt nhằm khắc phục vấn đề này đồng thời cung cấp cho cộng đồng nghiên cứu một nguồn tài nguyên quý để phát triển các mô hình AI phù hợp với văn hóa và ngữ cảnh sử dụng Tiếng Việt.
Đại diện của Viettel Solutions, đơn vị trực tiếp tham gia vào thực hiện dự án cho biết bộ dữ liệu này hiện đã được công bố trên trang chia sẻ công nghệ của NVIDIA và sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nghiên cứu phát triển AI tại Việt Nam.
Về điểm khác biệt của bộ dữ liệu tiếng Việt này, nhóm kỹ sư tham gia vào nghiên cứu của Viettel Solutions tiết lộ, bộ dữ liệu Tiếng Việt do Viettel và NVIDA hợp tác nghiên cứu đã được xử lý và lọc qua NeMo Curator, giúp giảm kích thước bộ dữ liệu mà không làm giảm chất lượng. Đây cũng là bộ dữ liệu Việt Nam chất lượng cao đầu tiên được công bố tới cộng đồng nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Dựa trên sự hỗ trợ từ nền tảng NeMo Framework và hạ tầng tính toán GPU với nguồn tài nguyên lớn của NVIDIA, các kỹ sư của Viettel thu thập và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện các bước chuẩn hóa, phân loại và làm sạch dữ liệu. Bộ dữ liệu này được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu thời gian huấn luyện mô hình AI mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Các kỹ thuật tối ưu hóa như loại bỏ dữ liệu trùng lặp, sử dụng GPU để xử lý song song, và áp dụng các công cụ như NeMo Curator đã giúp rút ngắn thời gian huấn luyện mô hình từ 80 ngày xuống còn 20 ngày, nhanh hơn gấp 4 lần so với trước đây. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng.
Viettel Solutions cho biết, bộ dữ liệu tiếng Việt chỉ là bước khởi đầu trong hành trình hợp tác dài hạn giữa Viettel Solutions và NVIDIA. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, phát triển các bộ dữ liệu phong phú hơn về chủ đề, nâng cao độ chính xác và sự đa dạng của các mẫu dữ liệu, đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực ứng dụng AI chuyên sâu như y tế, giáo dục, thương mại và hành chính công.
Một trong những mục tiêu tiếp theo của dự án là ứng dụng công nghệ song song hóa và tối ưu phần cứng mới nhất của NVIDIA để xử lý các bộ dữ liệu rất lớn, nhằm giảm chi phí phần cứng và tiêu thụ điện năng. Điều này sẽ giúp các nghiên cứu và phát triển AI tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Kết quả hợp tác đầu tiên giữa Viettel Solutions và NVIDIA về lĩnh vực dữ liệu đã mở ra những cơ hội mới cho cộng đồng nghiên cứu và phát triển AI trong nước. Bộ dữ liệu Tiếng Việt chất lượng cao và quy mô lớn này sẽ mở ra cơ hội sáng tạo các sản phẩm AI tiên tiến, mang tính bản địa hóa cao cho các nhà phát triển và nghiên cứu viên tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển AI trong nước. Các sản phẩm AI chuẩn Tiếng Việt không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy người dân tiếp cận công nghệ hiện đại, thu hẹp khoảng cách số và tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng.
Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 vinh danh là Điển hình của năm (Case Study of the Years). Vậy Viettel Agile có gì đặc biệt?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trịnh Thị Lan - Giám đốc dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số của Viettel Solutions về Viettel Agile. Bà Trịnh Thị Lan là chuyên gia có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông với những câu chuyện thực chiến nhất, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi số.
Trong số các công ty tư vấn chuyển đổi số, Viettel là đơn vị hiếm hoi có tên gọi riêng cho phương pháp luận về tư vấn của mình - Viettel Agile. Vì sao lại đặt tên cho phương pháp luận?
Chúng ta cũng đã biết chuyển đổi số là một hành trình gặp muôn vàn khó khăn đối với các doanh nghiệp khi họ muốn chuyển đổi về chất cách thức vận hành, quản lý, kinh doanh, trải nghiệm khách hàng…
Trên 90% các doanh nghiệp lúng túng trong việc nên bắt đầu từ đâu, phải làm bao nhiêu việc, lộ trình chuyển đổi như thế nào, cần chuẩn bị nguồn lực ra sao, giá trị mang lại là gì… Đây có thể nói là thực trạng rất phổ biến. Thực tế, chuyển đổi số ở Việt Nam được nhắc đến nhiều nhưng quá trình triển khai ở nhiều nơi chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bản thân Viettel bắt đầu hành trình chuyển đổi số của mình từ khá sớm. Cách đây hơn 6 năm, Tập đoàn Viettel đã bắt đầu triển khai đánh giá mức độ trưởng thành số trong nội bộ để xác định lộ trình chuyển đổi số một cách bài bản. Tuy nhiên, những năm đầu tiên khi bắt đầu đánh giá mức độ trưởng thành và xây dựng chiến lược chuyển đổi số, bản thân Viettel cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự đánh giá và xây dựng chiến lược cho mình,
Chúng tôi cũng loay hoay mất 1-2 năm đầu trong việc vừa làm, vừa chuẩn hóa để bắt đầu có những thành công khi hiểu hiện trạng của mình và đưa ra lộ trình để áp dụng những công nghệ mới nhất như quản lý, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), áp dụng AI/ML, RPA … vào mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh như vận hành mạng lưới, quản trị nội bộ, dịch vụ khách hàng…
Chúng tôi nhận thấy rằng, những khó khăn mà bản thân Viettel gặp phải có thể là những khó khăn chung khi các doanh nghiệp bắt đầu đặt chân trên hành trình chuyển đổi số.
Khi chuyển đổi thành công, chúng tôi đã đúc rút ra nhiều bài học và bắt đầu chuẩn hóa phương pháp, cách làm phù hợp với mong muốn “lan tỏa” giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được những rủi ro, hay “vết xe đổ” khi tiến hành chuyển đổi số.
Khi đó, Phương pháp luận Viettel Agile ra đời dựa trên đúc kết từ những bài học cả thành công và thất bại. Chúng tôi hiểu vì sao một số dự án của mình thành công, và vì sao một số dự án thất bại, các yếu tố thành công cốt lõi (key success factors) là gì, và cần phải thực hiện như thế nào.
Vì sao Viettel Agile trở thành "trái tim" của dịch vụ tư vấn chuyển đổi số của Viettel Solutions?
Bất kỳ một hoạt động tư vấn nào muốn hiệu quả phải bắt đầu từ việc thấu hiểu để đưa ra các nội dung tư vấn phù hợp nhất với doanh nghiệp. Sự phù hợp phải đảm bảo nhiều yếu tố đồng thời: mong muốn, kỳ vọng từ ban lãnh đạo, mong muốn của người lao động, đồng bộ với chiến lược doanh nghiệp, phù hợp với nguồn lực, văn hóa, kỹ năng, bối cảnh của doanh nghiệp… Tất cả phải được tính đến khi đề xuất một bản chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp đó.
Một bản tư vấn chỉ phù hợp khi và chỉ khi thấu hiểu được hết vấn đề và hiện trạng của các bên. Viettel Agile giúp chúng tôi việc đó. Đây là phương pháp đã được chứng minh là phù hợp để hiểu vấn đề và hiện trạng doanh nghiệp. Thêm nữa, Viettel Agile đã chứng minh được sự thành công, hiệu quả trong nhiều dự án tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.
Viettel Agile có những điểm khác biệt nào lớn nhất so với các phương pháp luận về chuyển đổi số khác trên thị trường?
Chúng tôi nhận thấy có 4 điểm khác biệt chính
Một là tính thực chiến. Viettel Agile được kết hợp từ khung quốc tế nhưng được áp dụng tại Viettel thành công rồi mới mang đi tư vấn cho các doanh nghiệp bên ngoài.
Hai là tri thức đa ngành. Một lợi thế mà chúng tôi hơn hẳn so với các đơn vị tư vấn khác: Viettel là một tập đoàn đa ngành nghề, đa lĩnh vực, từ sản xuất, logistics, bán lẻ, ngân hàng số, viễn thông, công nghệ thông tin…, nên chúng tôi có các tri thức ngành và có thể huy động rất nhiều chuyên gia trong toàn Tập đoàn Viettel.
Ba là tính toàn diện từ đầu đến cuối (E2E). Thường các đơn vị tư vấn khác thường chỉ tư vấn lập chiến lược giai đoạn đầu rồi kết thúc dự án. Trong khi đó, chúng tôi vẫn đồng hành, theo sát trong hoạt động quản trị và thực thi chiến lược để có những hoạt động điều chỉnh chiến lược chuyển đổi số cho phù hợp.
Việc xây dựng chiến lược đúng chỉ là điều kiện cần, việc thực thi và quản trị là điều kiện đủ. Nếu quản trị và thực thi không tốt thì một bản chiến lược dù tốt đến mấy cũng không đi vào cuộc sống.
Bốn là tính cá thể hóa. Doanh nghiệp trong các ngành kinh tế là khác nhau về hiện trạng, mục tiêu. Ngay cả trong cùng một ngành, các doanh nghiệp cũng khác nhau. Vì thế, việc cá thể hóa để phù hợp là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp chúng tôi có thể đề xuất lộ trình đảm bảo các yếu tố SMART: Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound (Cụ thể, có thể đo lường được, có tính khả thi, phù hợp và có thời hạn).
Viettel Solutions đã gặp khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào trong quá trình triển khai phương pháp Viettel Agile cho các khách hàng lớn?
Cũng thật may là các dự án mà chúng tôi đã triển khai gặp khá nhiều thuận lợi mà chưa có khó khăn nào đáng kể. Một phần do ngay từ giai đoạn đầu khi tự triển khai nội bộ, chúng tôi đã nhận thấy rào cản lớn nhất có lẽ là về nhận thức và cộng tác không đồng đều giữa các bộ phận, các cấp sẽ dẫn đến hiểu sai (cả về phạm vi, tính chất, kết quả của dự án), dẫn đến phối hợp khó khăn. Nhiều khi các bộ phận sẽ không cung cấp bằng chứng hoặc cung cấp không đầy đủ…
Vì thế ngay từ đầu, khi bắt đầu bất kỳ dự án nào, chúng tôi cũng làm rất kỹ và truyền thông rõ ràng về phạm vi, mục tiêu, cách thức, vai trò trách nhiệm các bên. Và, điều tối quan trọng là có sự tham gia của ban lãnh đạo, thông tin được báo cáo lên các cấp và xử lý kịp thời sẽ giúp dự án được triển khai đúng chất lượng, tiến độ.
Phương pháp luận Viettel Agile đã được điều chỉnh như thế nào để phù hợp với các ngành công nghiệp khác nhau?
Chúng tôi điều chỉnh theo 2 cấp độ: 1 là cấp độ ngành, bao giờ cũng sẽ có benchmark (tham chiếu) theo các tiêu chuẩn ngành, 2 là cá thể hóa theo mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp để thiết kế các nội dung khảo sát phù hợp, vì chuyển đổi số là việc của tất cả các bộ phận, nên việc thiết kế các nội dung khảo sát phải liên quan đến nhiệm vụ mà họ đang thực thi, tránh việc hỏi dài, hỏi các thông tin không liên quan sẽ vừa gây khó chịu cho khách hàng, vừa tốn nguồn lực của chính đơn vị tư vấn và gây nhiễu thông tin.
Ví dụ là 1 hãng Hàng không, chúng tôi sẽ tham chiếu với xu hướng chuyển đổi số ngành hàng không sẽ như thế nào trong các năm tới, sau đó tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, chức năng nhiệm vụ, các văn bản định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo… để thiết kế các nội dung khảo sát nhằm thấu hiểu vấn đề và kỳ vọng chính của các bên để đề xuất chiến lược và lộ trình chuyển đổi số phù hợp, tương tự như vậy với các lĩnh vực như Bất động sản, Sản xuất, Khai thác ….
Viettel Solution kỳ vọng như thế nào về tiềm năng phát triển của phương pháp Viettel Agile trong tương lai?
Tương lai các doanh nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng “Chuyển đổi kép”, nghĩa là việc chuyển đổi số gắn liền với chuyển đổi phát triển bền vững, kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường… Chúng tôi sẽ cải tiến và bổ sung thêm vào phương pháp luận của mình các nội dung đánh giá, tư vấn ESG (Environmental, Social & Governance).
Sau khi áp dụng phương pháp Viettel Agile, chị có thể cho biết những thay đổi ở những khách hàng quan trọng và những bài học được rút ra?
Thay đổi lớn nhất ở khách hàng chính là sự quyết tâm, quyết liệt triển khai, đây là vấn đề liên quan đến nhận thức và là thay đổi căn bản về chất. Và bạn biết đấy, nhận thức cần triển khai nhanh thì sẽ làm nhanh, còn nếu chưa thấy cần thiết thì sẽ … từ từ.
Khi mọi thứ chưa rõ ràng, việc triển khai sẽ rất rón rén, làm nhỏ lẻ, rời rạc, và nhiều khi là không dám quyết vì không biết làm thế có đúng hay sai. Nhưng một khi đã có chiến lược, có mục tiêu, có tầm nhìn, có lộ trình rõ ràng, mọi thứ còn lại chỉ là vấn đề thực thi: ngày nào, giờ nào phải hoàn thành.
Bài học rút ra là khi còn đang mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu, các doanh nghiệp hãy chọn một đối tác uy tín để song hành. Họ sẽ giúp doanh nghiệp biết về những việc cần làm, tránh các rủi ro có thể gặp phải.
Bản thân Viettel là một tập đoàn lớn nhưng cũng thuê tư vấn rất nhiều: để vừa giúp mình định hướng rõ nét hơn về hoạt động chiến lược, đồng thời cũng giúp trong việc audit (kiểm soát, đánh giá lại) các chiến lược mà Viettel đã lập ra có phù hợp và cần điều chỉnh thêm gì hay không. Khi có một bản chiến lược rõ ràng thì mọi nguồn lực chúng ta tập trung vào thực thi, thay vì phải dồn nguồn lực đi dò đường như trước đây.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel trân trọng thông báo kết quả như sau:
I. Kết quả lựa chọn:
1. Tên, địa chỉ tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn:
2. Tổng số điểm của tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn: 76 điểm
3. Tổ chức đấu giá tài sản bị từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ kèm theo lý do từ chối: Không
II. Kết quả chấm điểm chi tiết tại văn bản đính kèm: Thong bao ket qua lua chon to chuc dau gia
Trân trọng!
Trong kỷ nguyên số, người dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi và đa năng trong một ứng dụng duy nhất. Super App, hay còn gọi là "siêu ứng dụng", đã ra đời như một giải pháp tất yếu, đáp ứng nhu cầu này bằng cách tích hợp nhiều dịch vụ trong một nền tảng duy nhất, mang lại trải nghiệm liền mạch và tối ưu cho người dùng.
Super App không chỉ là một tập hợp các ứng dụng nhỏ (mini-app) được nhúng vào nhau. Đây là một nền tảng ứng dụng toàn diện, được xây dựng với kiến trúc công nghệ tiên tiến, cho phép tích hợp đa dạng các dịch vụ từ bên thứ ba hoặc được phát triển nội bộ. Super App mang đến một hệ sinh thái số phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng từ giao thông, mua sắm, giải trí đến thanh toán, tài chính.
Đặc điểm nổi bật
Tính năng ưu việt
Lợi ích thiết thực
Super App là một xu hướng tất yếu của ứng dụng di động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng về tính tiện lợi, đa năng và hiệu quả. Với những ưu điểm vượt trội, Super App đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.