Từ ngày 18/04, Viettel chính thức điều chỉnh chính sách của 1 số gói cước Data Roaming đang cung cấp đến khách hàng. Theo đó, khách hàng của Viettel khi chuyển vùng quốc tế sẽ được sử dụng gói cước Data với giá ưu đãi bằng với giá trong nước.
Cụ thể, với gói cước DR99 (99.000 đồng/5GB) khách hàng được hưởng giá cước tương đương giá cước data đang sử dụng tại Việt Nam tại 5 địa điểm bao gồm: Hàn Quốc, Malaysia và 3 đích đến mới là Thái Lan, Singapore, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
Chỉ với phí đăng ký mới 50.000 đồng/100MB tương đương với 1/3 giá cước cũ, khách hàng đã có thể sử dụng gói cước VDR50 tại 9 điểm thu hút du lịch như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan…
Hai gói cước dành riêng cho khu vực châu Âu là DR7EU và DR15EU được bổ sung thêm đích đến Pháp, nâng phạm vi áp dụng lên đến 21 đích quốc gia.
Việc mở rộng chính sách của Viettel mang đến một tin vui cho các khách hàng đang có kế hoạch du lịch, thăm người thân… ngay trong dịp nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới. Điều này cũng khẳng định, Viettel data roaming luôn là người đồng hành cùng khách hàng trong mọi chuyến đi.
Chính sách của các gói cước data roaming mới của Viettel:
TT | Tên gói | Giá tiền (VNĐ, đã bao gồm VAT) | Lưu lượng | Phạm vi | Thời hạn |
1 | VDR50 | 50.000 | 100MB | 9 địa điểm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong, Indonesia, Phillipines, Úc, Canada, Ấn Độ | 07 ngày |
2 | DR99 | 99.000 | 5GB | 5 địa điểm: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore, UAE | 30 ngày |
3 | DR7EU | 200.000 | 400MB | 21 địa điểm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Albania, Áo, Croatia, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Romania, Cộng hòa Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine. | 07 ngày |
4 | DR15EU | 500.000 | 1GB | 15 ngày |
Chi tiết tham khảo tại website http://roaming.vn/cvqt hoặc gọi 198 (miễn phí)./.
Tháng 6/2018, thương hiệu Mytel - Myanmar chính thức được khai trương. Đây được xác định là thị trường quốc tế chiến lược của Tập đoàn Viettel với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD, chiếm tới 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. Mytel cũng là mạng di động đầu tiên và duy nhất phủ sóng 4G trên phạm vi toàn quốc ngay khi khai trương. Chỉ sau 5 tháng khai trương, Mytel đã cán mốc 5 triệu thuê bao và đang hướng tới con số 10 triệu thuê bao vào cuối năm 2019.
Để mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho tất cả khách hàng của mình, Viettel tiếp tục tiên phong điều chỉnh giá cước gọi quốc tế đến mạng Mytel – Myanmar chỉ còn 2.000đồng/phút, giảm 67% so với giá cước cũ. . Tính đến thời điểm hiện tại, đây là mức cước gọi quốc tế đến Myanmar rẻ nhất Việt Nam, trong khi đó giá thoại hiện tại trung bình khoảng 6.000đồng/phút.
Như vậy, Mytel Myanmar là hướng gọi thứ 3 gia nhập chính sách Đông Dương với cước gọi đồng nhất là 2.000 đ/phút cùng với mạng Unitel-Lào, Metfone-Campuchia. Từng bước hiện thực hóa mong muốn xóa bỏ rào cản liên lạc quốc tế trong khu vực Asean góp phần phát triển kinh tế của khối.Trước đó, bắt đầu từ năm 2017 cùng với cuộc cách mạng giảm giá cước tại khu vực Đông Dương, cước dịch vụ gọi quốc tế tới các thuê bao thuộc hệ thống mạng Viettel là Unitel - Lào, Metfone - Cambodia cũng đã giảm mạnh chỉ còn 2.000 đ/phút.
Với mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, Viettel đã mang tới cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ thoại quốc tế chất lượng cao mà không còn phải lo ngại chi phí thoại quốc tế đắt đỏ hay kết nối các cuộc gọi online qua ứng dụng OTT thường xuyên bị gián đoạn do chất lượng kết nối qua data không ổn định.
Chi tiết mã vùng và biểu giá cước gọi quốc tế đến Myanmar:
Để gọi tới mạng Mytel Myanmar, khách hàng quay số như sau: Bấm 00 + 95 + SĐT mạng Mytel.
Mọi thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng truy cập http://international.viettel.vn/customer hoặc gọi 198 (miễn phí)./.
(Chinhphu.vn) - Với mục tiêu “liêm chính, kiến tạo, hành động”, Chính phủ đang quyết tâm xây dựng một bộ máy phi giấy tờ, ít họp hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí cho xã hội, người dân và doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan của Chính phủ phải nêu gương làm trước để tạo động lực cho các cấp chính quyền địa phương triển khai.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ký số văn bản phát hành ngay trên thiết bị di động máy tính bảng. Ảnh: Hoàng Anh. |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Ủy viên Thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Không thể không làm
.Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết việc thực hiện ký số văn bản phát hành trên phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đang được triển khai như thế nào ở VPCP?
.Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Có thể nói xây dựng Chính phủ điện tử là một nhiệm vụ rất quan trọng phục vụ cải cách hành chính của Chính phủ trong nhiệm kỳ này.
.Ngày 28/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban.
.Điều này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng dành cho việc xây dựng Chính phủ điện tử bởi đây là nhu cầu cấp thiết, một việc “không thể không làm” để thực hiện phương châm Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
.Thời gian vừa qua, tại VPCP, các đơn vị liên quan của VPCP đã phối hợp với Tập đoàn Viettel khẩn trương hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hoàn thiện quy trình xử lý văn bản điện tử, ký số trên các thiết bị di động, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng.
.Theo đó việc xử lý văn bản điện tử của VPCP được thực hiện theo một quy trình đầy đủ, khép kín hoàn toàn trên môi trường mạng, từ khâu tiếp nhận, phối hợp, xử lý, trình duyệt đến ký, phát hành văn bản.
.Đến nay, tại VPCP, các Vụ, Cục, đơn vị đã hoàn toàn xử lý công việc trên môi trường mạng, lãnh đạo VPCP, lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị đã sử dụng thiết bị di động (IPAD) thực hiện ký số phê duyệt phiếu trình giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ công việc.
.Đây là bước tiến rất quan trọng, thể hiện vai trò VPCP là cơ quan hành chính cấp cao ở Trung ương phải đi đầu, gương mẫu trong ứng dụng CNTT, giải quyết hồ sơ trên nền điện tử, thực hiện "VPCP phi giấy tờ", hướng tới Chính phủ phi giấy tờ.
.Có thể nói xây dựng Chính phủ phi giấy tờ là một sự thay đổi rất lớn về mặt tư tưởng bởi trước đây chúng ta quen dùng giấy tờ truyền thống; doanh nghiệp, người dân phải gặp trực tiếp cán bộ thực thi công vụ; hay đâu đó có việc ký văn bản rồi nhưng vẫn giữ lại chưa phát hành… Một Chính phủ phi giấy tờ sẽ không còn những câu chuyện như thế nữa. Tất cả những vấn đề tiêu cực, lợi ích nhóm hay gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân sẽ được loại bỏ.
.Tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng từ văn bản điện tử
.Vậy việc này đang mang lại hiệu quả cụ thể như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Từ chỉ đạo của Thủ tướng, để hoàn thiện thể chế trong xây dựng Chính phủ điện tử, từ đầu năm 2018 đến nay, VPCP đã khẩn trương cùng các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tích cực tham mưu xây dựng nhiều văn bản pháp luật quan trọng như: Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
.Ngoài ra, còn có: Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cổng dịch vụ công quốc gia; Quyết định số 168/QĐ-VPCP phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet); Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ: Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025… Đây đều là những hành lang pháp lý quan trọng để xây dựng Chính phủ không giấy tờ, Chính phủ điện tử.
.Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, Trục liên thông văn bản quốc gia đã được khai trương và đưa vào sử dụng chính thức vào ngày 12/3 vừa qua.
.Đến nay, đã có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả Văn phòng Trung ương Đảng, 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành địa phương) hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong 2 tháng đầu năm 2019 đã có 12.257 văn bản gửi và 35.360 văn bản nhận điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Đây là số lượng văn bản rất lớn. Tại VPCP, từ ngày 12/3/2019, các văn bản điện tử đã được ký số phát hành đến các bộ, ngành, địa phương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
.Việc thực hiện ký số văn bản phát hành, gửi nhận văn bản điện tử, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và qua thiết bị di động đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp tiết kiệm thời gian, giảm tiêu cực, tạo ra sự công khai, minh bạch, chứng minh cho một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo.
.Theo đó, cái được đầu tiên là giảm được nhiều khâu, nhiều thủ tục, không phải giấy tờ in ấn, sao gửi. Bình thường gửi một văn bản từ điểm đầu VPCP xuống địa phương là 2 ngày, giờ chỉ cần ấn nút, trong tích tắc là tới, nhận được ngay và trình luôn, không mất chi phí. Có thể tính bằng giây chứ không phải bằng phút. Văn bản ký số được ban hành có giá trị như văn bản ký "tươi" có dấu đỏ.
.Theo tính toán, riêng tiền photo, giấy, mực, sao chụp, scan… đã tiết kiệm được khoảng 154,3 tỷ đồng. Tiền bưu chính, gửi văn bản hỏa tốc, chuyển phát nhanh… tiết kiệm khoảng 575,2 tỷ đồng. Chi phí về thời gian, tiết kiệm lao động tính sơ bộ theo giá hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới tiết kiệm khoảng 576 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí mà chúng ta phải bỏ ra thì việc sử dụng văn bản điện tử, kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia có thể giúp tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng. Đây đều là những con số biết nói.
.Liệu việc này có thể nhân rộng ra các bộ và địa phương khác không thưa Bộ trưởng, vì có vẻ như nhiều người vẫn còn lo lắng về kinh phí, bảo mật…?
.Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Như cách làm hiện nay tại VPCP đối với phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc là VPCP thuê trọn gói dịch vụ của Tập đoàn Viettel. Tập đoàn Viettel đầu tư và cho VPCP thuê lại từ hệ thống phần mềm, trang thiết bị cho đến quản trị, vận hành, giám sát và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Việc nâng cấp, hoàn thiện phần mềm phục vụ công tác quản lý do đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo yêu cầu của VPCP, không phát sinh thêm kinh phí.
.Có thể nói việc bảo mật an toàn dữ liệu và thông tin là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khi xây dựng Chính phủ điện tử.
.Theo kế hoạch, dự kiến đến quý IV/2019, Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ được phát triển thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (Vietnam Data Exchange Platform – VDX) để kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Cũng trong quý IV/2019, sẽ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo đó, tất cả những dịch vụ liên quan đến người dân và doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công này.
.Trong quá trình triển khai, chúng tôi luôn tính toán vấn đề an toàn hệ thống và bảo mật dữ liệu. Chúng tôi giao đầu bài cho các nhà đầu tư phải bảo đảm có hệ thống dự phòng, phương án phòng ngừa tấn công của hacker, mã độc… và ngay cả thiết bị ứng dụng, đường truyền phải được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, có sự đánh giá của cơ quan chức năng, các chuyên gia trong và ngoài nước, các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, ADB…
.Với tiến độ như hiện nay, thì khi nào sẽ triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), thưa Bộ trưởng?
.Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Hiện nay VPCP đang gấp rút triển khai và quyết tâm phấn đấu đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) vào tháng 6/2019, để tiến tới Chính phủ phi giấy tờ.
.Một Chính phủ phi giấy tờ là thay vì họp hành nhiều, dùng văn bản giấy nhiều, các thành viên Chính phủ sẽ trao đổi với nhau trên nền điện tử. Khi đó, tại các phiên họp Chính phủ, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ chỉ bàn những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, hoặc dành thời gian để biểu quyết.
.Khi chúng tôi đi khảo sát, học hỏi kinh nghiệm ở Estonia, các chuyên gia tại đây cho biết những phiên họp Chính phủ của họ kéo dài nhiều nhất chỉ 30 phút và có những phiên họp chỉ 5-7 phút. Các thành viên Chính phủ đến dự họp để thống nhất vấn đề và ấn nút biểu quyết bằng vân tay. Đây là kinh nghiệm tốt để chúng ta quyết tâm xây dựng Chính phủ phi giấy tờ.
.Hiện VPCP đang phối hợp với Viettel, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hệ thống e-Cabinet cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá hệ thống này.
.Đây sẽ bước đi lớn trong hiện thực hoá Chính phủ không giấy tờ, khi đi vào triển khai thực tế sẽ có tính lan toả mạnh mẽ tới các Bộ, ngành, địa phương.
.Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào Danh sách phần mềm cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật.
Phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 vừa được bổ sung vào Danh sách phần mềm cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật (Ảnh minh họa: Internet) |
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 đã đáp ứng các yêu cầu chung; yêu cầu về chức năng, hiệu năng và an toàn bảo mật; đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Giải pháp Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử V1Gate hiện đã được Viettel triển khai tại Bộ Giao thông Vận tải và 2 tỉnh Phú Yên, Phú Thọ. Giải pháp phần mềm này được ứng dụng nhằm tin học hóa các giao dịch giữa tổ chức, công dân với cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa” đã được Thủ tướng Chính phủ quy định. Giao dịch được tin học hóa bao gồm từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Thông tin với ICTnews, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết, đối với người dân, giải pháp V1Gate mang lại nhiều lợi ích như: thông tin thủ tục hành chính giải quyết cho công dân một cách công khai, đơn giản và dễ tiếp cận thông qua Internet; tiết kiệm được thời gian cho công dân và cơ quan hành chính - các bước thực hiện thủ tục được đưa lên mạng để người dẫn nắm rõ và khi hồ sơ hoàn thành công dân sẽ nhận được thông báo; nộp tại một nơi và nhận tại duy nhất nơi nộp, công dân không phải đi từng đơn vị phòng ban, phòng chống được tiêu cực trong giải quyết thủ tục hồ sơ của công dân; đồng thời giúp tránh rủi ro quên hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết khi đến làm tại các cơ quan hành chính.
Còn với cơ quan hành chính, giải pháp phần mềm này giúp giảm thiểu thời gian tư vấn hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính. Tiết kiệm nhân lực, chi phí trong quá trình xử lý hồ sơ, đã theo quy trình và định mức thời gian thực hiện; cho phép tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, giảm thiểu sai sót trong quá trình thực hiện hồ sơ”, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho hay.
hiện tại, đã có 3 phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của 3 doanh nghiệp được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (Ảnh minh họa: Internet) |
Như vậy, hiện tại, đã có 3 phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của 3 doanh nghiệp được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (phiên bản 1.0) đã được Bộ ban hành trước đó.
Cụ thể, trước Viettel, 2 phần mềm Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh đầu tiên đã được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật là phần mềm “Cổng Dịch vụ công và Phần mềm hệ thống một cửa điện tử VNPT iGate trên nền tảng VNPT eGov 2.0” (VNPT iGate, phiên bản 2.0.0) do Tập đoàn VNPT phát triển; và phần mềm “Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa điện tử” (O-PUS) phiên bản 2.0 của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.
Việc tổ chức đánh giá và công bố phần mềm Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ Bộ TT&TT được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Quyết định 895).
Cũng nhằm thực hiện các nội dung công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công tại Quyết định 895, trước đó, vào ngày 23/10/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra Quyết định 1697 ban hành Bộ tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (phiên bản 1.0); và Quyết định 1705 ban hành hướng dẫn kỹ thuật định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Theo Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục đánh giá và công bố những phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa đạt tiêu chuẩn để các bộ, ngành, địa phương lựa chọn trong những phần mềm đạt chuẩn đó áp dụng, triển khai cho bộ, ngành, địa phương mình.
Tại Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 được ban hành ngày 7/3/2019, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thời gian tới tập trung nguồn lực ưu tiên xây dựng, hoàn thiện các hệ thống, trong đó có Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia trong giai đoạn 2019 - 2020 và tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Với việc sử dụng hệ thống văn bản điện tử vừa được khai trương vào chiều 12-3, mỗi năm Chính phủ sẽ tiết kiệm được 1.100 tỉ đồng.
Lễ khai trương trục liên thông văn bản Quốc gia.
Sở dĩ Chính phủ tiết kiệm được như trên do sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai. Đây là hệ thống phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp bao gồm các nghiệp vụ: quản lý văn bản đi đến, quản lý trình ký văn bản, quản lý công việc, quản lý hồ sơ điện tử... Hệ thống này giúp quản lý văn bản, hồ sơ và công việc, thực hiện việc xử lý văn bản điện tử hoàn toàn từ khâu trình ký, phê duyệt và ban hành văn bản điện tử.
Hiện tại, toàn bộ các đơn vị gồm văn phòng trung ương Đảng; 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành kết nối hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc này. Hệ thống sẽ giúp Văn phòng Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo của Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng và bảo mật. Đồng thời nhận các đề xuất cho lãnh đạo chính phủ ban hành văn bản quy định, hướng dẫn tới các Bộ ngành địa phương kịp thời…
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã giúp thay đổi căn bản phương thức làm việc của cán bộ công chức Văn phòng Chính phủ. Theo chia sẻ của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Mai Tiến Dũng, xử lý văn bản hiện nhanh hơn gấp 5 lần so với trước đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc do Viettel triển khai
Việc ứng dụng văn phòng điện tử không giấy tại Văn phòng Chính phủ giúp tiết kiệm chi phí hành chính bao gồm chi phí sao chụp văn bản, chi phí gửi văn bản qua dịch vụ bưu chính… lên tới 1.100 tỉ đồng mỗi năm.
Phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un sẽ đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel vào ngày 28/2 trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un sẽ đến Viettel trao đổi kinh nghiệm, bàn cơ hội hợp tác về lĩnh vực Viễn thông, CNTT, nghiên cứu sản xuất vào ngày 28/2 trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. |
Từ ngày 27-28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.
Đây là sự kiện quốc tế được quan tâm hàng đầu của các quốc gia, người dân ở khu vực cũng như quốc tế vì liên quan đến hoà bình ở khu vực, tới trực tiếp 2 quốc gia và những vấn đề mà các nước quan tâm nhiều năm qua. Qua hội nghị này, Việt Nam cũng muốn tăng cường vai trò của mình và chính cộng đồng ASEAN trong cộng đồng quốc tế, mong muốn giới thiệu những thành tựu về quá trình đổi mới toàn diện nhiều thập kỷ qua.
Nguồn tin của ICTnews cho hay phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un sẽ đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự củaViettel vào ngày 28/2 trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Hiện Viettel là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, thiết bị viễn thông, CNTT. Ngày 21/2/2019, Hiệp hội di động Thế giới (GSMA) công bố danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới đã triển khai thành công NB-IoT, trong đó Viettel là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam nằm trong danh sách này.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2018, Viettel đã kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng (platform) cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội. Với sự kiện này, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng cho IoT của Viettel sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019. Theo kế hoạch, Viettel sẽ hoàn thành phủ sóng NB-IoT toàn bộ tại Hà Nội và TP.HCM trong quý I/2019 trước khi từng bước đầu tư diện rộng trên toàn quốc và các thị trường nước ngoài.
Viettel đã thực hiện ảo hóa các thiết bị mạng lõi, ảo hóa hạ tầng CNTT và chuyển đổi tất cả các ứng dụng CNTT lên nền tảng điện toán đám mây (Cloud), triển khai hệ thống mạng lưới phân phối nội dung CDN đến cấp tỉnh trên toàn mạng, sẵn sàng cho hạ tầng Mobile Edge Computing của công nghệ 5G. Viettel cũng đầu tư 5 Data Center đúng chuẩn Tier 3 phổ biến của thế giới và tiến tới chuẩn Tier 4, đủ khả năng phục vụ cho hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ IoT cùng lúc. Về CNTT, Viettel đã và đang triển khai xuyên suốt các hệ thống CNTT theo hướng thông minh hơn, tăng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng các công nghệ mới như Bigdata, AI, VR… bao gồm các hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng, hệ thống ERP, hệ thống phân tích dữ liệu thông minh, hệ thống tri thức khách hàng...
Mới đây, Viettel đã thành lập Công ty An ninh mạng theo đề án tái cơ cấu. Đây là đơn vị được giao trực tiếp nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể để đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, đáp ứng các thách thức của chuyển đổi số, bao gồm: Giải pháp bảo mật và an toàn thông tin tổng thể cho IoT và các phần mềm, ứng dụng CNTT; Giải pháp giám sát an toàn thông tin thông minh trên Cloud, có thể triển khai với quy mô quốc gia, cho các tổ chức lớn.
Đối với lĩnh vực Công nghiệp - Công nghệ cao, Viettel tập trung vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm cho mạng lưới cung cấp dịch vụ số như: mạng lõi ảo, trạm vô tuyến 5G, các loại sensor, các thiết bị có nhúng sensor IoT, các sản phẩm AI,…
Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Viettel tin tưởng rằng người Việt Nam có đủ khả năng tự chủ nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị hạ tầng viễn thông để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia và sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
“Viettel đặt mục tiêu và tin tưởng sẽ làm chủ nghiên cứu sản xuất thành công toàn bộ thiết bị hạ tầng mạng viễn thông theo xu thế công nghệ mới, trong đó sẽ làm chủ thiết bị BTS 5G trước năm 2021. Sự tin tưởng này của Viettel xuất phát từ năng lực và kinh nghiệm tích lũy của Tập đoàn, năng lực sáng tạo và tính cần cù của con người Việt Nam, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như sự đồng hành của Chính phủ cùng với các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đình Chiến nói.
Ông Nguyễn Đình Chiến cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, Viettel đã làm chủ được việc nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới của Viettel và của quốc gia. Trong đó, đã hoàn thành nghiên cứu, sản xuất toàn bộ quá trình từ các thiết bị mạng truy nhập cho đến thiết bị mạng lõi của mạng viễn thông 4G và đưa vào triển khai trên mạng lưới của Viettel cả trong và ngoài nước. Đối với hệ thống tính cước OCS, Viettel đã đưa hệ thống này với dung lượng 90 triệu thuê bao di động, cố định tại thị trường Việt Nam và triển khai ở 9 thị trường Viettel đã đầu tư với tổng dung lượng hơn 50 triệu thuê bao, đây là dấu ấn mang tầm quốc tế, khẳng định sản phẩm Viettel có thể may đo cho từng thị trường, từng khách hàng. Những thành công này chứng tỏ người Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được toàn bộ quá trình nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm viễn thông công nghệ cao, không bị phụ thuộc vào bên ngoài.