Từ khi Viettel nhận nhiệm vụ cho tới lúc triển khai và hoàn thành việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là khoảng thời gian rất ngắn. Ông có nhận xét gì sau quá trình chuẩn bị hoàn tất?
Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Viettel có chưa đến 10 ngày, bằng 1/10 thời gian chuẩn bị cho sự kiện APEC diễn ra tại Đà Nẵng năm 2017. Trong khi đó, thời gian chuẩn bị Hội nghị thượng điển Mỹ - Triều Tiên tại Singapore diễn ra vào tháng 6/2018 là 3 tháng.
Với lượng báo chí nhiều hơn nhiều so với hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, cùng với thời gian chuẩn bị vô cùng ngắn thì nhìn vào công tác chuẩn bị đến nay chúng ta đều có thể thấy đây là sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của Việt Nam, của Ban Tổ chức và các đơn vị tham gia vào sự kiện này.
Thi công trong thời gian ngắn như vậy thì việc Viettel đảm bảo chất lượng đường truyền ra sao khi Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng có cam kết “sẽ không nghẽn mạng” kể cả khi tất cả mọi người đều dùng di động và tất cả đều vào mạng Internet?
Mặc dù thời gian rất gấp nhưng chúng tôi đã quá quen với tiến độ của các công trình phải làm thần tốc nhưng bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao về chất lượng và độ an toàn qua nhiều sự kiện lớn. Theo đó, Viettel đã hoàn tất 100% hạng mục đúng thời hạn và đảm bảo theo yêu cầu của Ban tổ chức và Bộ Thông tin Truyền thông. Cụ thể:
Đảm bảo hạ tầng truy cập Internet không dây WIFI (gồm 56 WIFI AccessPoint) đáp ứng cho 4.000 phóng viên làm việc đồng thời, với các nhu cầu sử dụng dữ liệu tốc độ cao (quay phim, chụp ảnh, livestream, post bài…) tại Trung tâm báo chí (khu làm việc của báo chí, khu ăn uống, khu trưng bày, các sảnh…).
Đảm bảo mạng Internet có dây tốc độ cao cho 4.000 người làm việc đồng thời: 20 Mbps/người - với tốc độ này, một phóng viên có thể download/upload video chất lượng HD dài 90 phút chỉ trong vòng 8 phút.
Đảm bảo kết nối Internet LeasedLine cam kết tốc độ và điện thoại cố định cho hơn 100 gian booth thuê riêng của các hãng thông tấn quốc tế.
Tối ưu mạng lưới di động 2G, 3G, 4G tại Hà Nội và các khu vực lân cận, đảm bảo mạng lưới tốt nhất phục vụ tại khu vực Trung tâm báo chí với tốc độ hàng chục Mbps.
Trong kỳ hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng đã có ít nhất 27 cuộc tấn công mạng. Viettel chuẩn bị ra sao để đảm bảo an toàn về an ninh mạng cho hội nghị lần này?
Chúng tôi đã thiết lập 3 tầng bảo vệ để đảm bảo an toàn thông tin mạng. Về phía nội mạng tại khu vực Trung tâm báo chí, Viettel triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin và bảo vệ cho toàn bộ hạ tầng Internet không dây và có dây tại Trung tâm báo chí. Ngoài ra, Viettel cũng triển khai giải pháp chống tấn công DDOS trên mạng ISP của Viettel. Chúng tôi đồng thời cũng triển khai các giải pháp phát hiện các tấn công bất thường trên mạng viễn thông.
Để đảm bảo tốt nhất về an toàn thông tin mạng cho hội nghị, Công ty An ninh mạng Viettel đã cử 20 chuyên gia giỏi nhất về An ninh mạng trực giám sát 24/7 và xử lý sự cố tại chỗ.
Các kịch bản ứng cứu trong trường hợp có sự cố đã được Viettel chuẩn bị ra sao?
Trước thời điểm các nhà báo đến làm việc tại Trung tâm báo chí, Viettel đã phối hợp với Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin Truyền thông thực hiện 20 cuộc diễn tập. Ngoài ra, Viettel cũng đưa ra 30 kịch bản tấn công mạng để diễn tập và xử lý sự cố trong vòng 1-2 phút với những sự cố đơn giản và tối đa là 10 phút đối với những sự cố phức tạp.
Kinh nghiệm phục vụ thành công những hội nghị quốc tế lớn trước đây, đã giúp gì cho Viettel trong việc chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần này?
Viettel đã có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo hạ tầng viễn thông cho hàng nghìn người tham dự và sử dụng dịch vụ đồng thời trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó là kinh nghiệm khắc phục sự cố và các vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, Viettel cũng đã có thêm nhiều bài học trong việc hiểu khách hàng, hiểu nhu cầu của các phóng viên quốc tế để ngoài cung cấp dịch vụ tốt nhất, Viettel còn khiến cho các vị khách quốc tế hiểu thêm về văn hoá và sự thân thiện của con người Việt Nam.
Báo cáo Thủ tướng sáng nay, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Đăng Dũng cho biết: "Viettel đã trang bị cả đường truyền không dây và có dây nhằm đảm bảo Internet thông suốt trong suốt thời gian Hội nghị. Khi một đường truyền có sự cố, 3.500 phóng viên trong nước và quốc tế có thể sử dụng đường truyền còn lại một cách an toàn".
Chủ tịch Lê Đăng Dũng báo cáo khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát trung tâm báo chí phục vụ hội nghị Mỹ - Triều tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, trong đó có kiểm tra công tác đảm bảo hạ tầng viễn thông, Internet phục vụ các phóng viên tác nghiệp.
Theo Thủ tướng, đây là một trong những nhiệm vụ có tính quan trọng hàng đầu vì trung tâm báo chí là đích nhắm đến của các cuộc tấn công an ninh mạng. "Không được để đường truyền Internet bị chậm, phải có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối, đề phòng mọi tình huống bất trắc hoặc có thể xảy ra. Kể cả trong trường hợp có tấn công, vẫn phải giữ được đường truyền", Thủ tướng nhấn mạnh.
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, ông Lê Đăng Dũng (thứ 4 từ trái sang) báo cáo Thủ tướng về công tác chuẩn bị cho sự kiện. Để đảm bảo về hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, Viettel cho biết đã chuẩn bị dung lượng truyền dẫn quốc tế và trong nước, dự phòng 1 + 3, tương đương 20 Gbps mỗi đường. Mỗi người dùng Internet có dây có dung lượng quốc tế tối thiểu 20Mbps, gấp 20 lần so với khách hàng thường. Kết nối wifi đảm bảo cho khoảng 3.500 người dùng sử dụng đồng thời với tốc độ cao đáp ứng cho các nhu cầu quay phim, chụp ảnh, livestream, post bài. |
Ngoài ra, Viettel cũng đã rà soát lại chất lượng 2G, 3G, 4G trên toàn địa bàn thủ đô Hà Nội; ngầm hóa hàng chục km cáp quang với dung lượng hàng chục Gbps mỗi tuyến theo nhiều hướng vật lý khác nhau để đảm bảo dự phòng. Tập đoàn cho biết cũng đã chuẩn bị ứng phó cho các tình huống tấn công để xây dựng các phương án ứng phó. 100 nhân sự viễn thông và CNTT chất lượng cao túc trực 24/24 tại địa điểm tổ chức để kịp thời triển khai, phục vụ và vận hành trong thời gian diễn ra sự kiện.
Thủ tướng dặn dò các nhân viên kỹ thuật của Viettel nỗ lực hết mình để đảm bảo an ninh an toàn hạ tầng thông tin cho Hội nghị. Ảnh: TTXVN Viettel là đơn vị có nhiều kinh nghiệm cung cấp hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin cho các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, tiêu biểu như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, được Ủy ban Quốc gia APEC lựa chọn là đơn vị triển khai hạ tầng mạng ngoại vi đến 5 địa điểm diễn ra sự kiện; quy mô khoảng 10.000 đại biểu, báo chí, doanh nghiệp đến từ 21 nền kinh tế thành viên. "Viettel xác định đây là sự kiện có tính chất đặc biệt, thu hút công chúng trên toàn thế giới, do đó chúng tôi chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn thông tin mức độ cao nhất với thiết bị hiện đại và nhân sự giỏi nhất phục vụ sự kiện", đại diện Tập đoàn khẳng định. |
Trước sự kiện hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ diễn ra trong 2 ngày 27-28/02 tới đây, Viettel đã nhanh chóng gấp rút triển khai các phương án, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc và an toàn thông tin tại khu vực Thông tin báo chí phục vụ sự kiện.
Theo đó, Viettel đảm bảo dung lượng truyền dẫn quốc tế và trong nước, dự phòng 1 + 3, tương đương 20 Gbps mỗi đường; đảm bảo kết nối internet và dịch vụ thoại cố định cho các hãng báo chí quốc tế và trong nước, cung cấp trang thiết bị mạng (internet có dây và không dây) đảm bảo 3.500 phóng viên có thể truy cập đồng thời mà không gặp bất kì gián đoạn nào; đảm bảo hệ thống thoại cố định cho 300 bàn làm việc và booth báo chí tại các địa điểm diễn ra hội nghị.
Viettel cũng đã rà soát lại chất lượng 2G, 3G, 4G trên toàn địa bàn thủ đô Hà Nội và đặc biệt cho 5.000 người dùng tại khu vực Thông tin báo chí; ngầm hóa hàng chục km cáp quang với dung lượng hàng chục Gbps mỗi tuyến theo nhiều hướng vật lý khác nhau để đảm bảo dự phòng.
Với lực lượng và kinh nghiệm của mình về các giải pháp an ninh mạng, Viettel sẽ đảm bảo an toàn thông tin cho sự kiện như: Xây dựng hệ thống tường lửa, hệ thống chống tấn công DDoS, hệ thống chủ động phát hiện tấn công mạng. Viettel xây dựng sẵn sàng các kịch bản ứng cứu trong trường hợp bị tấn công và sẽ diễn tập giả lập tấn công vào hệ thống tại trung tâm báo chí, qua đó xem xét các khả năng, tình huống bị tấn công, phá hoại trên thực tế cũng như trên không gian mạng để xây dựng các phương án ứng phó khi tình huống xảy ra.
Để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc cho TT báo chí của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, Viettel sẽ bố trí gần 100 nhân sự viễn thông và công nghệ thông tin chất lượng cao túc trực 24/24 tại địa điểm tổ chức để kịp thời triển khai, phục vụ và vận hành trong thời gian diễn ra sự kiện.
Viettel là đơn vị có nhiều kinh nghiệm cung cấp hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin cho các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, tiêu biểu như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Viettel được Ủy ban Quốc gia APEC lựa chọn là đơn vị triển khai hạ tầng mạng ngoại vi đến 5 địa điểm diễn ra sự kiện; quy mô khoảng 10.000 đại biểu, báo chí, doanh nghiệp đến từ 21 nền kinh tế thành viên.
Giám đốc đối ngoại U Zaw Min Oo của MyTel, mạng di động của Viettel tại Myanmar, cho biết công ty sẽ đầu tư gấp đôi vào thị trường này.
Ảnh: Myanmar Times
Ra mắt tháng 6/2018, MyTel vừa chính thức đạt 5 triệu thuê bao sau 8 tháng cung cấp dịch vụ vào ngày 31/1, chiếm 10% thị phần viễn thông Myanmar. Theo ông U Zaw Min Oo, Giám đốc đối ngoại MyTel, công ty kỳ vọng đạt 20% thị phần trong 2 năm tiếp theo khi số lượng thuê bao đạt 10 triệu. Tổng số tiền đầu tư cho đến nay là gần 1 tỷ USD và sẽ được tăng gấp đôi. |
MyTel là mạng di động lớn thứ 4 tại Myanmar, sau MPT, Telenor và Ooredoo. Tuy nhiên, đây là hãng viễn thông duy nhất cung cấp đầy đủ các dịch vụ điện thoại cố định, di động, đường truyền dẫn và IT trên toàn quốc.
Viettel nắm 49% cổ phần MyTel, 28% thuộc về Star High, công ty con của Myanmar Economic Corp (MEC) – tập đoàn thuộc quân đội. 23% còn lại là của Myanmar National Telecom Holding, liên doanh 11 công ty địa phương.
Trong số 10 thị trường nước ngoài của Viettel, Myanmar là lớn nhất và có tiềm năng tăng trưởng cao nhất. Trả lời hãng thông tấn Reuters, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Viettel, đánh giá Myanmar là một trong các thị trường hứa hẹn nhất của Viettel.
Ông U Zaw Min Oo cho biết, MyTel cần thêm 6-7 năm nữa để có lãi. Trung bình, mỗi người dùng MyTel chi 4 USD/tháng cho dữ liệu và thoại. MyTel sẽ tập trung mở rộng khu vực phủ sóng, đặc biệt là tại vùng sâu vùng xa cũng như cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao để tăng trưởng tốt hơn.
Ngoài ra, ông tiết lộ MyTel đang có hơn 1.400 nhân viên, trong đó khoảng 1.200 người có quốc tịch Myanmar.
Quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng cho rằng, Viettel sẽ có nhiệm vụ tạo ra các sản phẩm chuẩn công nghệ 4.0 theo đúng định hướng của mình, thể hiện tiếng nói góp phần thúc đẩy thể chế và chính phủ số đi nhanh hơn
Quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng cho rằng Viettel sẽ có nhiệm vụ tạo ra các sản phẩm chuẩn công nghệ 4.0 theo đúng định hướng của mình, thể hiện tiếng nói góp phần thúc đẩy thể chế và chính phủ số đi nhanh hơn.
Thưa ông, Việt Nam đang nói nhiều đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay còn có tên gọi khác là chuyển đổi số, nền kinh tế số. Là một Tập đoàn hàng đầu về viễn thông và CNTT, Viettel sẽ đóng vai trò gì trong cuộc cách mạng này ở Việt Nam?
Những công nghệ cốt lõi mang tính chủ đạo của Cách mạng 4.0 là AI, Big data, robot, in 3D. Các ứng dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới để cho năng suất, hiệu quả cao hơn. Nhưng tựu chung lại có thể thấy, Cách mạng 4.0 dựa rất nhiều vào viễn thông và CNTT. Và đây là lĩnh vực mà Viettel có thế mạnh. Với tư cách là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, Viettel luôn nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc tạo ra hạ tầng và nền tảng cho cuộc Cách mạng 4.0 ở Việt Nam. Viettel có rất nhiều thế mạnh và chuyên môn của mình. Do đó, Viettel phải dẫn đầu. Viettel đang nỗ lực đóng vai trò tiên phong. Tôi tuyên bố, năm 2019, cũng là dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tập đoàn, chúng tôi xác định sứ mạng của mình là kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.
Viettel sẽ tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng 4.0 như thế nào?
Viettel hướng đến là một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ số và đang phát triển mạnh mẽ các nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của cuộc cách mạng này bao gồm: AI, Big Data, in 3D, Robot. Đây đều là những lĩnh vực liên quan đến thế mạnh điện tử, viễn thông, CNTT. Cùng với việc tạo ra hạ tầng, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để tạo ra các sản phẩm chuyển đổi số, Viettel còn xây dựng bộ công cụ và lực lượng an ninh mạng để bảo vệ an toàn trên không gian mạng, đảm bảo người dùng an tâm khi sống trong xã hội số.
Đến nay, Viettel đã xây dựng một hạ tầng mạng viễn thông di động băng rộng 4G phủ tới 95% dân số Việt Nam; Hạ tầng mạng siêu băng rộng cố định của Viettel chỉ còn cách mỗi hộ gia đình nông thôn khoảng 50m, còn ở thành phố gần như đã đến tận cửa nhà; Nền tảng công nghệ điện toán đám mây được Viettel đầu tư chiều sâu hơn 10 năm qua đã khiến cho giá thành lưu trữ dữ liệu giảm tới 3-4 lần. Thử nghiệm thành công công nghệ NB-IoT tại Hà Nội để đưa các thiết bị nhỏ (cảm biến trên các thiết bị, thiết bị đo lường…) kết nối vào mạng viễn thông, chuẩn bị cho một xã hội số hóa; Sẵn sàng triển khai công nghệ 5G để tạo ra kết nối băng rộng cho các ứng dụng kết nối vạn vật. Với hạ tầng này, năng lực hạ tầng kết nối của Viettel đảm bảo tương đương với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới.
Về trí tuệ nhân tạo (AI), Viettel đang phát triển mạnh dựa trên AI phân tích giọng nói, hình ảnh, hoàn thiện phần mềm trợ lý ảo, phân biệt các hành vi bất thường từ dữ liệu. Biến những giá trị thông tin thành tài sản quý giá không chỉ cho Viettel mà còn thành thông tin giá trị phục vụ cho các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, Viettel nghiên cứu và phát triển hệ thống Blockchain, ứng dụng in 3D vào việc sản xuất các linh kiện khó, đặc biệt trong các sản phẩm của Viettel. Về robot, Viettel đã phát triển và tiến tới sản xuất robot phục vụ cả dây chuyển sản xuất và đời sống hàng ngày.
Có thể thấy Viettel đã có sự chuẩn bị từ rất sớm cho chuyển đổi số, nhưng tại sao, đến thời điểm này mới tuyên bố sứ mệnh của mình là “Kiến tạo xã hội số”?
Đúng là Viettel đang làm rất tốt phần nền tảng, hạ tầng và tạo ra chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, để tham gia vào Cách mạng 4.0 chúng ta phải phá hủy nhiều những thứ đã tồn tại trước đó. Muốn thế, tư duy phải rất mạnh dạn, chấp nhận phá hủy những cái đã có. Chính sách và thể chế phải chấp nhận cái mới. Điều này nói có thể đơn giản và cũng đang được nói nhiều nhưng thực thi trong thực tế thì còn chậm. Ví dụ, khi chúng ta muốn thúc đẩy ngân hàng số nhưng đường đi và thể chế cho nó thì vẫn còn bàn cãi rất nhiều. Để điều hành xã hội số thì bắt buộc phải xây dựng Chính phủ số. Ở Việt Nam, triển khai Chính phủ điện tử còn chậm. Nhưng nếu Chính phủ không đi trước thì rất khó điều hành được xã hội số. Trong cuộc cách mạng 4.0 này người dân đang đi nhanh hơn vì lớp trẻ tiếp cận cái mới rất nhanh và 4.0 đúng là giúp con người rất nhiều trong sinh hoạt, chữa bệnh, học tập, kinh doanh … Nhưng nhiều khi áp dụng thì lại vướng thể chế, chính sách. Nếu làm tốt phần này thì chắc chắn xã hội sẽ đi nhanh.
Theo đó Viettel đặt cho mình 2 nhiệm vụ: Tạo ra các sản phẩm chuẩn công nghệ 4.0 theo đúng định hướng của mình, hai là thể hiện tiếng nói và góp phần thúc đẩy thể chế đi nhanh hơn, chính phủ số đi nhanh hơn.
Mỗi ngày thức dậy mà vẫn nói chúng ta đang ở xuất phát điểm trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này thì nghĩa là chúng ta đã chậm với thế giới rất nhiều. Cứ mỗi tháng trôi đi, nửa năm trôi đi thế giới đã đi rất xa. Chính vì vậy để không đánh mất cơ hội của chính mình cả xã hội từ chính phủ đến các doanh nghiệp không chỉ có quyết tâm cao mà cần có hành động cụ thể để chuyển đổi số.
Như ông vừa nói, để kiến tạo xã hội số thì cần một tư duy phá hủy những cái cũ. Vậy Viettel cần phá hủy những gì để vừa có thể tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, lại vừa có thể kiến tạo xã hội số?
Viettel cần thay đổi tư duy. Chúng tôi phải có cuộc cách mạng tư duy. Cách mạng không phải là làm tốt hơn cái đã có. Cách mạng là thay cái cũ bằng cái mới khác hẳn về chất.
Chúng tôi cần phải quên đi rằng Viettel là nhà khai thác viễn thông. Mặc dù, hiện nay, viễn thông vẫn là nguồn thu chủ yếu nuôi sống Viettel. Nhưng tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ viễn thông đang liên tục giảm xuống. Sứ mệnh nuôi sống Viettel của viễn thông sẽ không tồn tại lâu dài. Chúng ta không thể chỉ bám víu vào việc khai thác hạ tầng viễn thông mà phải trở thành nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ số. Hạ tầng đã có phải nghĩ cách để khai thác trên đó nhằm cung cấp dịch vụ số.
Chúng tôi cũng cần phải phá hủy cách làm cũ. Bán hàng trong thời đại này là khách hàng phải được trải nghiệm, để họ thích sản phẩm của mình rồi mới mua sản phẩm của mình. Sản phẩm phải update, cải tiến liên tục, để nó vừa ổn định lại vừa liên tục tiến hóa. Marketing là phải khiến khách hàng ngóng đợi. Cách kinh doanh phải khác hẳn ngày xưa. Ngày xưa cứ lên cột lại có tiền. Thời kinh doanh VoIP, sáng ngủ dây có mấy trăm triệu; mở rộng đầu tư quốc tế, sáng ngủ dậy có mấy trăm tỷ. Giờ đây, sáng ngủ dậy phải nghĩ xem sản phẩm của chúng ta có thêm tính năng gì mới, có tính năng gì bỏ đi. Tính năng sản phẩm mới là điều quan trọng chứ không phải thời kỳ đi đếm trạm nữa.
Chủ tịch Viettel cho rằng, cách mạng không phải là làm tốt hơn cái đã có. Cách mạng là thay cái cũ bằng cái mới khác hẳn về chất.
Viettel đặt ra mục tiêu trong bao lâu sẽ thực hiện được quá trình chuyển đổi số này?
Không thể lâu được, cụ thể là trước 2020. Trong cuộc họp thượng đỉnh các nước ASEAN, Việt Nam đã nhận thức rõ về cơ hội của cuộc Cách mạng lần thứ 4 mang lại và nguy cơ của việc “lỡ chuyến tàu công nghệ này”. Chính vì thế mà chỉ đến trước năm 2020, Việt Nam sẽ bắt buộc phải thay đổi, phá hủy nhiều tư duy, thể chế, văn hóa truyền thống để có thể bắt kịp chuyến tàu 4.0. Chúng tôi chỉ có và nhất định phải nắm bắt cơ hội duy nhất trong vòng 1 năm duy nhất. Đó là năm 2019.
Ông Phùng Văn Cường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết, Viettel tập trung vào việc phát triển nhanh hạ tầng số, xây dựng nền tảng công nghệ dùng chung và làm việc với các đối tác để xây dựng nền tảng về đô thị thông minh phù hợp với Việt Nam.
Ông Phùng Văn Cường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết, Viettel tập trung vào việc phát triển nhanh hạ tầng số, xây dựng nền tảng công nghệ dùng chung
Nhiều doanh nghiệp ICT cũng đã triển khai giải pháp thành phố thông minh, vậy Viettel sẽ xây dựng giải pháp Smart City như thế nào?
Năm 2011, Viettel đã có định hướng đưa ứng dụng CNTT - Viễn thông vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Đến năm 2013 - 2014, Viettel đã bắt đầu quá trình thực hiện dự án Smart City tại Việt Nam. Sau 2 năm, biên bản ghi nhớ đầu tiên về việc triển khai Thành phố thông minh đã được ký kết giữa Viettel với UBND Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 15/10/2018, sự kiện thành lập Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đánh dấu bước chuyển dịch chiến lược của Viettel tại giai đoạn thứ 4 - giai đoạn kinh doanh toàn cầu và Cách mạng Công nghiệp 4.0. Không chỉ phục vụ mục đích kinh doanh, Tổng Công ty còn mang sứ mệnh đồng hành cùng Chính phủ xây dựng thành công Chính phủ số, hợp tác cùng các doanh nghiệp và người dân để giải quyết các vấn đề của xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người, vì một Việt Nam phát triển bền vững.
Đến nay, Viettel vẫn tiếp tục tiếp cận và đề xuất triển khai các giải pháp Smart City cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, trong đó đã ký kết hợp tác chiến lược với 22 đơn vị trong số 33 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chiếm 67%. Viettel đang từng bước xây dựng các kiến trúc tổng thể cũng như kiến trúc chuyên ngành, các ứng dụng công nghệ cho các địa phương này.
Đơn cử như ở Đà Nẵng, Viettel tham gia xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể và 2 mô hình kiến trúc chuyên ngành cho y tế và giáo dục; đồng thời cũng triển khai thí điểm y tế thông minh và giáo dục thông minh. Tại Phú Thọ và Thừa Thiên - Huế, Viettel đã bắt đầu triển khai Trung tâm Điều hành thông minh, đem lại những hiệu quả nhất định.
Đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam cũng như trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, Viettel mong muốn chung tay với nhiều doanh nghiệp đang cung cấp giải pháp để cùng hợp tác, đưa ra giải pháp phù hợp với khung kiến trúc và đặc chưng nhu cầu của từng tỉnh. Việc hợp tác này giúp Việt Nam bắt kịp “chuyến tàu” Cách mạng công nghiệp 4.0 và người dân sẽ được hưởng thụ các tiện ích tốt nhất của đô thị thông minh.
Hiện nay việc xây dựng Smart City tại Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn chung. Vậy Viettel triển khai Smart City dựa trên tiêu chí cụ thể nào?
Theo khuyến nghị của ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế), để xây dựng được thành phố thông minh (không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới), chúng ta cần phát triển 18 nhóm sản phẩm nằm trong 6 lĩnh vực trụ cột.
Trong đó, Viettel chủ động đầu tư nghiên cứu, triển khai xây dựng thành phố thông minh dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam. 9 nhóm sản phẩm mà Viettel lựa chọn đóng góp vào bức tranh tổng thể Smart City bao gồm: Nhóm sản phẩm Khung kiến trúc; Nhóm sản phẩm hạ tầng; Nhóm sản phẩm tương tác; Nhóm sản phẩm lĩnh vực Y tế thông minh; Nhóm sản phẩm Giáo dục thông minh; Nhóm sản phẩm Giao thông thông minh; Nhóm sản phẩm An toàn, bảo mật thông tin; Nhóm sản phẩm Quản lý thông tin báo chí và truyền thông; Nhóm sản phẩm Trung tâm Giám sát điều hành.
Bên cạnh đó, để xây dựng thành công chính quyền điện tử và tạo nền móng xây dựng Thành phố thông minh, Viettel xây dựng Trung tâm Điều hành Thông minh cho các địa phương với nhiệm vụ như một cơ quan đầu não. Trung tâm là công cụ để điều hành, giám sát các hoạt động đời sống xã hội, vận hành các ứng dụng cho thành phố thông minh.
Trung tâm Điều hành Thông minh dựa trên các nền tảng công nghệ mới nhất như nền tảng trục tích hợp dữ liệu giúp liên thông dữ liệu dân cư, dữ liệu hành chính công, dữ liệu giao thông, y tế, giáo dục, trí tuệ nhân tạo... Đồng thời, Trung tâm kết hợp phân tích dữ liệu lớn giúp tỉnh, thành phố nhìn được các xu hướng của xã hội.
Đây là một sản phẩm đặc thù và chuyên biệt mà Viettel tự chế tạo, xây dựng.
Với việc áp dụng công nghệ hiện đại, giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách cho người dân. Vậy theo ông, cuộc sống tương lai của người dân Việt Nam trong Smart City sẽ như thế nào?
Người dân sẽ được sống trong một thành phố “thông minh” đúng nghĩa. Chẳng hạn hệ thống camera giám sát kết hợp cảm biến và trí tuệ nhân tạo để tự động phát hiện ùn tắc, điều chỉnh đèn giao thông thông minh, tự động phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép, đi sai làn, đếm phương tiện giao thông. Nhờ vậy, thành phố có thể lên phương án tối ưu trong việc thiết kế, phân bổ, xây dựng hạ tầng giao thông tối ưu, hiệu quả. Người dân có thể chủ động ra quyết định khi tham gia giao thông cho phù hợp, kịp thời.
Bên cạnh đó, Smart City cũng có thể thông qua nhận diện, phân tích, xử lý hình ảnh để phát hiện gây rối, tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, truy tìm các đối tượng nguy hiểm. Những đám cháy được phát hiện bằng các thiết bị kết nối không dây hiện đại, sử dụng công nghệ internet kết nối vạn vật IoT, kết hợp phân tích dữ liệu để đưa ra các nguy cơ xảy ra cháy nổ. Hệ thống cảnh báo cháy nhanh sẽ hỗ trợ lực lượng Phòng Cháy chữa cháy lên phương án tác nghiệp hiệu quả, điều khiển các phương tiện chữa cháy đến hiện trường nhanh nhất thông qua công nghệ bản đồ số kết hợp thuật toán tìm đường tối ưu thông minh.
Nhìn chung, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi Smart City hoàn thành. Không chỉ đơn thuần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, Smart City còn giúp hỗ trợ bảo vệ người dân trong các tình huống nguy cấp.
Như vậy, Smart City là một bài toán tổng hợp rất lớn. Viettel sẽ triển khai như thế nào?
Tại Việt Nam, Viettel là đơn vị đi tiên phong triển khai Smart City. Sau khi Viettel phát động, rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp cũng tham gia vào lĩnh vực này. Đây là một tín hiệu mừng bởi lĩnh vực Smart City là lĩnh vực lớn, phức tạp, nhu cầu triển khai nhiều và còn mới tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà cung cấp cùng tham gia sẽ mang lại giải pháp tốt hơn cho Việt Nam.
Với vai trò là đơn vị tiên phong, Viettel mong muốn thu hút thêm nhiều doanh nghiệp cùng hợp tác trong lĩnh vực này, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách về giao thông, y tế, môi trường... Mục tiêu của Viettel là nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, cải thiện hiệu quả quản trị, vận hành các lĩnh vực và tăng tính cạnh tranh của tỉnh/thành phố.
Để làm được điều đó, Viettel tập trung vào việc phát triển nhanh hạ tầng số, xây dựng nền tảng công nghệ dùng chung; tập trung nghiên cứu, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước được đánh giá cao về lĩnh vực Smart City để xây dựng nền tảng về đô thị thông minh phù hợp với Việt Nam. Qua đó, cung cấp ra những giao diện lập trình, tạo ra hệ sinh thái, thu hút rất nhiều doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp Start-up tham gia ứng dụng và xây dựng đô thị thông minh.
Trong năm 2019, lộ trình triển khai Smart City của Viettel như thế nào?
Với mục tiêu chung là đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu trên thị trường trong việc triển khai các sản phẩm, lĩnh vực của thành phố thông minh trên toàn quốc. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các sản phẩm, giải pháp tại 22 tỉnh, thành phố đã ký thỏa thuận hợp tác với Viettel. Đặc biệt, Viettel tập trung hoàn thiện tỉnh mẫu về thành phố thông minh tại Huế và Phú Thọ.
Mặt khác việc đưa ra bộ tiêu chuẩn dành cho Smart City là cần thiết và bắt buộc phải có. Chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đề xuất Khung kiến trúc tổng thể xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam.
Viettel triển khai các giải pháp, sản phẩm trong các lĩnh vực đều dựa trên nhu cầu và hiện trạng thực tế của từng địa phương, đồng thời hợp tác với rất nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới để áp dụng các giải pháp, tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực.
Cám ơn ông!