Sau những thành công bước đầu về chuyển đổi số, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tỷ đô vào năm 2030, Rạng Đông vẫn còn rất nhiều công nghệ phải chinh phục khi theo đuổi con đường phát triển bằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó TGĐ Rạng Đông, người giữ vai trò Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số công ty, ngay từ những ngày đầu, quá trình chuyển đổi số của Rạng Đông đã được thực hiện bài bản, căn cơ, thấu hiểu những lý thuyết, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia trong hội đồng chuyển đổi số của công ty. Hội đồng này đóng vai trò phân tích, đánh giá và tư vấn cho Rạng Đông lựa chọn mô hình chuyển đổi số phù hợp, đồng thời xác định được lộ trình chuyển đổi số.
“Con đường chuyển đổi số của Rạng Đông đi thẳng vào cốt lõi, là tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ, chuyển từ nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ chiếu sáng sang cung cấp hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ 4.0 đồng bộ trọn gói. Đặc biệt, lấy công nghệ số làm nền tảng, động lực chủ yếu thúc đẩy nhanh sự phát triển; lấy đổi mới sáng tạo, phát triển, định hình văn hóa số trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, làm nền tảng tạo nên phát triển bền vững”- ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết.
Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó TGĐ Rạng Đông
Nếu như giai đoạn 2015 – 2020 - tăng trưởng bình quân của Rạng Đông chỉ ở mức 8 - 10%/năm, thì sau gần 3 năm thực hiện chiến lược chuyển đổi số, giai đoạn năm 2020 – 2022, công ty này đã hình thành mặt bằng tăng trưởng mới với 15 - 20%/năm.
Không dừng lại ở đó, hiện nay, Rạng Đông đang tiếp tục tiến lên những nấc thang cao hơn trong lộ trình chuyển đổi số, khi hợp tác với nhà tư vấn, cung cấp giải pháp là Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) trong dự án quan trọng Data Lake/BI.
Viettel Solutions đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Rạng Đông bằng các công nghệ hiện đại mà Viettel đã nghiên cứu, ứng dụng nội bộ thành công, như nền tảng Viettel Data Platform - VDP (là một nền tảng công nghệ hoàn chỉnh, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai một hệ thống Big Data nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nguồn lực cho việc phát triển các sản phầm dựa trên dữ liệu doanh nghiệp).
Với công nghệ này, dự án đặt mục tiêu chuẩn hóa và tổng hợp dữ liệu để giải quyết các bài toán quản lý của Rạng Đông, từ đó Rạng Đông có thể điều hành và quản lý dựa trên dữ liệu số. Thêm nữa, Viettel Solutions đưa công nghệ phân tích dữ liệu chuyên sâu để giúp Rạng Đông khai phá giá trị của dữ liệu để tìm ra xu hướng cũng như những giá trị có ích cho Rạng Đông như dự đoán nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh hay phân tích khách hàng.
“Ứng dụng Data Lake vào Rạng Đông thực sự hoàn toàn hợp lý cho lộ trình chuyển đổi số của một doanh nghiệp sản xuất, và Ban Giám đốc của Rạng Đông đặt kỳ vọng rất cao về dự án này’ – ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm phân tích dữ liệu Viettel Solutions chia sẻ.
Tuy nhiên, việc xây dựng Data Lake cho Rạng Đông cũng không đơn giản. Bởi lẽ, công tác điều hành dựa trên dữ liệu số của Rạng Đông còn có một số hạn chế. Việc tổng hợp số liệu bán hàng còn nhiều bước thực hiện thủ công để ra được một báo cáo điều hành.
“Nền tảng công nghệ thì Viettel Solutions hoàn toàn có thể làm chủ, nhưng về mặt nghiệp vụ của Rạng Đông thì anh em cũng phải học hỏi rất nhiều từ anh chị bên phía Rạng Đông để hoàn thiện các bài toán quản lý, điều hành của Rạng Đông” – ông Hà chia sẻ, mọi chuyện đã đơn giản hơn khi bản thân Rạng Đông là một doanh nghiệp có tính làm chủ cao, và rất quyết liệt trong việc chuyển đổi số.
Để tạo ra một môi trường mà tất cả các thành viên đều tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, theo ông Nguyễn Đoàn Kết, Rạng Đông đã Agile hóa, chuyển đổi từ mô hình phân cấp chức năng tuyến tính, sang mô hình ma trận đa chức năng, dựa trên các đội nhóm xuất sắc và đặt ra các chỉ tiêu OKRs (Objectives and Key Results). Mô hình này đã xóa nhòa các vách ngăn, phân cấp chức năng, tạo ra sự lôi kéo, buộc nhân sự phải học tập, để bắt nhịp vào chiến lược chuyển đổi số.
Đại điện Viettel Solutions chia sẻ, sau hoàn thiện đưa vào vận hành, khai thác hệ thống Data Lake/BI này, Rạng Đông có thể nhận được rất nhiều lợi ích.
Thứ nhất là tăng tính minh bạch và khả năng quản lý. Hệ thống Data Lake giúp tổ chức của khách hàng thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. Báo cáo điều hành thông minh cho phép khách hàng xem và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và trực quan hơn, giúp tăng tính minh bạch và khả năng quản lý.
Thứ hai, hệ thống này sẽ giúp lãnh đạo Rạng Đông nâng cao khả năng ra quyết định. Cụ thể, báo cáo điều hành thông minh giúp Rạng Đông phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Rạng Đông có thể sử dụng dữ liệu để phát hiện xu hướng và cơ hội mới, đưa ra dự đoán và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
Thứ ba, hệ thống Data Lake và báo cáo điều hành thông minh cũng sẽ giúp Rạng Đông tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường độ chính xác, cho phép phát hiện các vấn đề kỹ thuật và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Rạng Đông cũng có thể sử dụng dữ liệu để đánh giá và cải thiện độ chính xác của các quy trình kinh doanh. Bằng cách sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, Rạng Đông có thể tăng cường sự cạnh tranh và giữ vị trí hàng đầu trong thị trường.
Ngoài ra, Viettel Solutions cũng tư vấn các use case phân tích dữ liệu chuyên sâu, như hỗ trợ Rạng Đông phân tập khách hàng, để thiết lập lại các cách thức quản lý các nhóm đại lý một cách hiệu quả và có khoa học, và thích ứng kịp thời với những khối lượng dữ lớn về khách hàng hiện tại.
Bên cạnh đó, Viettel Solutions cũng có thể hỗ trợ Rạng Đông dự đoán nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, giúp Rạng Đông ra được các quyết định kinh doanh kịp thời nhắm nắm bắt được nhu cầu thị trường sát nhất có thể và bắt kịp các xu hướng cũng như các sản phẩm trở thành xu hướng trong tương lai, do đó có thể tối ưu được các chi phí sản xuất, nguồn lực và tăng được doanh thu cũng như việc đem đến những sản phẩm kịp thời phục vụ nhu cầu khách hàng, và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Lễ khai trương có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng; ông Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, cùng lãnh đạo các hội, hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Về phía Tập đoàn Viettel có Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam PTGĐ Tập đoàn, Đại tá Nguyễn Mạnh Hổ, TGĐ TCT Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cùng lãnh đạo Viettel Đà Nẵng tham dự.
Theo đó, IOC Đà Nẵng đã chính thức đi vào vận hành theo mô hình toàn diện từ cấp Thành phố đến quận huyện bao gồm IOC thành phố, 07 trung tâm điều hành (OC) quận huyện và 02 OC chuyên ngành (giao thông, an ninh trật tự) theo mô hình chính quyền đô thị đáp ứng kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của Đà Nẵng và Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trung tâm điều hành thông minh IOC thành phố được xác định là cơ quan giám sát, điều hành cấp cao nhất của thành phố, là đầu mối thu thập thông tin, dữ liệu từ các OC quận huyện, OC chuyên ngành và các hệ thống ứng dụng, cảm biến IoT.
Các OC quận huyện và chuyên ngành sẽ hoạt động theo địa bàn địa lý của quận, huyện hoặc theo lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành. Ngược lại, các OC này cũng được phân cấp tiếp nhận các thông tin, dữ liệu do IOC thành phố phân tích và chia sẻ để phục vụ công tác quản lý; công khai, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp.
Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với ngành du lịch phát triển. Thành phố Đà Nẵng đã tập trung xây dựng dữ liệu từ các hệ thống: ứng dụng chính quyền điện tử; ứng dụng quản lý đô thị thông minh và dữ liệu do doanh nghiệp, cộng đồng triển khai. Từ các nguồn dữ liệu này, Trung tâm IOC ra đời thực hiện giám sát, phân tích, đưa ra cảnh báo sớm, cung cấp các nhóm dịch vụ đô thị thông minh.
Để thiết kế và triển khai mô hình IOC–OC phù hợp với đặc thù của địa phương Viettel Solutions và Thành phố Đà Nẵng đã phân tích, đặt ra các bài toán, cùng nghiên cứu và xây dựng giải pháp bao trùm 15 lĩnh vực thuộc 3 nhóm giải pháp nhằm phục vụ công dân, hoạt động điều hành của chính quyền và hoạt động quản lý môi trường, đô thị.
IOC Đà Nẵng được đánh giá là một hệ thống toàn diện, có các cảnh báo thông minh, quy trình xử lý cảnh báo toàn trình từ cơ quan quản lý thành phố tới từng địa phương trực thuộc và đơn vị xử lý. Hệ thống có tích hợp các công nghệ IoT phục vụ giám sát tức thời như quan trắc, nước thải và các công cụ phân tích dữ liệu để bước đầu dự báo, dự đoán với giao diện hiện đại, thân thiện với người dùng.
Mô hình IOC-OC có ưu điểm là giúp cho việc giám sát, điều hành được tổng thể và đồng bộ hai chiều từ các cấp thành phố tới quận huyện, phường xã. Việc đưa trung tâm IOC vào hoạt động sẽ giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, ra quyết định và quản lý chất lượng dịch vụ do thành phố cung cấp một cách tổng thể, mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.
Đối với người dân, ngoài thụ hưởng gián tiếp các nhóm dịch vụ đô thị thông minh do thành phố cung cấp; còn được trực tiếp sử dụng các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh trên ứng dụng Danang Smart City, kịp thời nhận được các thông báo khi có tình trạng kẹt xe, các khu vực đang có mưa ngập, chất lượng môi trường hoặc khi có các tình huống thiên tai, khẩn cấp khác… góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân và cộng đồng.
Với mục tiêu của thành phố “Chính sách, Khung kiến trúc để định hướng; Hạ tầng, Dữ liệu làm nền tảng; Ứng dụng thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để đánh giá hiệu quả”, bằng kinh nghiệm triển khai IOC cho gần 40 tỉnh/thành phố, Viettel Solutions cam kết đồng hành cùng thành phố Đà Nẵng để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tính năng cho trung tâm IOC, góp phần vận hành hiệu quả chính quyền đô thị góp phần xây dựng một đô thị Đà Nẵng thân thiện và thông minh hơn.
Trong giai đoạn thứ nhất hợp tác cùng Pegatron, Viettel cung cấp mạng riêng 5G cho 5 ứng dụng và dự kiến cuối năm 2023 cung cấp mạng riêng 5G cho hàng nghìn thiết bị tại nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử Hải Phòng. Trong đó bao gồm ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường cho cuộc gọi video trên Public Cloud (điện toán đám mây công cộng); ứng dụng cho dây chuyền sản xuất (Assembly Station); Quản lý hoạt động kiểm thử sản phẩm; Giám sát, trực tiếp quá trình sản xuất…
Viettel 5G Private Mobile Network sẽ giúp Pegatron giảm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi nhuận, đồng thời có thể kiểm soát tốt các quy trình nhờ thu thập thông tin, dữ liệu chi tiết theo thời gian thực, cải thiện môi trường làm việc, giảm tai nạn lao động…
5G Private Mobile Network là một xu thế phát triển đang phát triển nhanh trên thế giới, đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp có nhà máy, kho tàng, bến cảng, sân bay… vốn đòi hỏi khả năng kết nối an toàn, tin cậy mà wifi chưa đáp ứng được.
Tại Việt Nam hệ thống khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không, các trung tâm logictics có mặt ở hầu hết các tỉnh thành khu kinh tế trong cả nước, việc ứng dụng 5G PMN kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực Sản xuất, Khai khoáng, Logistics nói riêng…
Sự kiện thử nghiệm thành công dịch vụ mạng di động 5G dùng riêng (cho nhà máy Pegatron tại Hải Phòng khẳng định Việt Nam đang đồng hành với thế giới trong xu hướng công nghệ tiên tiến nhất.
Phát biểu tại sự kiện, Ông Đào Xuân Vũ- PTGĐ Tập đoàn Viettel cho biết: “Viettel theo đuổi triết lý: công nghệ được sinh ra để giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiên phong triển khai thử nghiệm kỹ thuật, thử nghiệm thương mại 5G tại Việt Nam, đến nay Viettel đã phủ sóng 5G tại 58/63 tỉnh thành. Viettel có vai trò chủ lực xây dựng hạ tầng kết nối an toàn, mạnh mẽ và tin cậy là nền tảng cho hệ sinh thái dịch vụ số phát triển năng động, giàu tính cạnh tranh và kiến tạo nên một xã hội số”.
Về phía Pegatron, ông CY Feng, Tổng giám đốc bộ phận của Pegatron chia sẻ: "Việc ứng dụng 5G Private Mobile Network vào dây chuyền sản xuất là xu hướng mới của thế giới. Pegatron tiên phong đưa công nghệ này vào dây chuyền sản xuất tại Việt Namvới mong muốn nâng cao hiệu năng của nhà máy, hướng tới một quy trình hiện đại và chuyên nghiệp. Viettel là đối tác chiến lược của Pegatron, chúng tôi tin tưởng vào công nghệ mà Viettel có thể đáp ứng cho nhà máy thông minh"
Phát biểu tại sự kiện, Ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đánh giá cao những nỗ lực của Viettel trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại hóa các thành phố: “Nhà máy thông minh đầu tiên ứng mạng riêng 5G của Việt Nam tại Thành phố Hải Phòng là minh chứng khẳng định nỗ lực không ngừng của Viettel để thực hiện cam kết đồng hành cùng chúng tôi trong chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, thúc đẩy hiện đại hóa thành phố. Tôi tin rằng sự thành công này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác với công nghệ 5G, mở ra tương lai tốt đẹp cho nền kinh tế Hải Phòng.”
5G PMN là mạng di động dùng riêng cung cấp dịch vụ di động kết nối cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng các thiết bị chuyên dụng, hoặc máy móc cần kết nối thời gian thực. Đây là xu thế mới của thế giới với tộc độ tăng trưởng dự kiến hàng năm (CAGR) là 51,2% từ năm 2023 đến năm 2030. Với sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0, mạng 5G dùng riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, năng lượng, dầu khí, vận tải, khai thác mỏ, thành phố thông minh…
Lễ ký kết có sự tham gia của ông Phạm Trung Kiên – Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions và ông Karan Khara – Giám đốc điều hành các chương trình toàn cầu của Meta cùng các lãnh đạo, đại diện của hai bên.
Theo DataReportal, tính đến hết tháng 5/2023, Facebook có 2,99 tỷ người dùng trên toàn cầu và vẫn là mạng xã hội có số người dùng lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, quốc gia nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook nhiều nhất thế giới, với 66,2 triệu người dùng. Bên cạnh đó, với 2 tỷ người dùng thường xuyên, Instagram hiện là mạng xã hội lớn thứ 4 thế giới và cũng đang ngày một trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với thị phần viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, Viettel là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Meta đối với nhà cung cấp dịch vụ A2P SMS (Application to Person SMS), một dịch vụ gửi tin nhắn từ ứng dụng đến người dùng và trở thành đối tác dài hạn cung cấp dịch vụ này cho Meta.
Theo đó, ngày 18/07/2023, Viettel Solutions và Meta đã ký kết hợp đồng hợp tác kết nối trực tiếp dịch vụ A2P SMS với mục tiêu phát triển hoàn thiện kênh tương tác giữa người dùng với nền tảng mạng xã hội và ứng dụng OTT của Meta. Kết nối trực tiếp này không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn đảm bảo an toàn tối đa cho kênh tương tác nhắn tin giữa nền tảng mạng xã hội & OTT của Meta với các thuê bao Viettel tại Việt Nam. Với dịch vụ này, người dùng mạng xã hội được nhận tin nhắn từ Meta như xác thực OTP một cách chính thống, nhanh cóng và chính xác với tên thương hiệu quen thuộc Facebook, Instagram, Whatsapp,... Sự hợp tác này cũng cho phép cả hai công ty tận dụng nguồn lực và công nghệ của mình để tăng cường biện pháp bảo mật vượt trội so với các phương pháp giao tiếp truyền thống.
Chia sẻ tại lễ ký kết, ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions cho biết: "Với phương châm lấy con người làm trọng tâm, hợp đồng này là minh chứng cho cam kết của chúng tôi về việc cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông đổi mới, an toàn cho khách hàng tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác này sẽ là một khởi đầu tốt đẹp để 2 bên phát triển và mở rộng các mô hình hợp tác như A2P Hub hoặc tăng cường trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ tin nhắn 2 chiều giữa người dùng với ứng dụng.”
Ông Karan Khara, Giám đốc điều hành các chương trình toàn cầu của Meta chia sẻ: “Tầm nhìn của chúng tôi là mang tới cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới lại gần nhau hơn, điều này cũng phù hợp với các giá trị của Viettel. Việt Nam đã và luôn là một quốc gia rất quan trọng đối với Meta. Với dân số trẻ và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn đầu nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á. Vì vậy, tôi tin rằng thỏa thuận này với Viettel sẽ mang lại sự đổi mới, những cam kết với thị trường cũng như nhiều mối quan hệ đối tác khác trong tương lai.”
Tại lễ ký kết, đại diện Viettel Solutions cũng bày tỏ mong muốn hai bên sẽ mở rộng hợp tác đến 10 thị trường của Viettel tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Ngày 12/7, Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ đã diễn ra tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và truyền hình trực tuyến tới các điểm cầu: Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia chủ trì.
Trong khuôn khổ sự kiện có tổ chức triển lãm các mô hình, sản phẩm ứng dụng triển khai Đề án 06. Là đơn vị có kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai chuyển đổi số quốc gia nhiều năm, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang đến triển lãm mô hình hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) hoàn chỉnh cho các tỉnh, thành phố gắn với Chính phủ số, chuyển đổi số và đô thị thông minh. Bộ sản phẩm này là một mô hình chuyển đổi số chuẩn mà các địa phương có thể tham khảo để áp dụng trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian triển lãm của Tập đoàn Viettel.
Điểm nổi bật tiếp theo là mô hình được thiết kế, chỉ rõ thành nhiều lớp và nhiều nhóm giải pháp, ứng dụng phổ biến, tiêu biểu mà các địa phương có thể tham khảo, chọn lựa và áp dụng cho địa phương mình. Cụ thể các lớp thu thập dữ liệu, kết nối mạng, tính toán lưu trữ, hỗ trợ dữ liệu và dịch vụ và lớp ứng dụng. Xuyên suốt bên cạnh là các hệ thống an toàn thông tin, bảo trì hoạt động, hạ tầng xây dựng, định vị và định danh.
Ngoài ra, Viettel cũng mang đến gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích theo Đề án 06: Nhóm tiện ích phục vụ thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; Nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội; Nhóm tiện ích phục vụ công dân số; Nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư và Nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung.
Cụ thể, ở nhóm tiện ích phục vụ thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến, Viettel tham gia triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, triển khai ứng dụng tự động hoá Trung tâm hành chính công và xây dựng dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy, cùng với đó là sử dụng chứng thực điện tử có kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư. Giúp cắt giảm các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Ở nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội, Viettel tiến hành nghiên cứu và áp dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân và VNeID trong các ứng dụng khám chữa bệnh, thanh toán bằng Căn cước công dân gắn chip và dịch vụ tài chính số. Điều này giúp tăng cường tính bảo mật và tiện lợi trong các giao dịch hàng ngày.
Ở nhóm tiện ích phục vụ công dân số, Viettel sẽ triển khai tích hợp các hệ thống quản lý nhà trường, học tập trực tuyến (K12Online), Sổ sức khỏe điện tử, hệ thống quản lý chương trình an sinh xã hội trên VNeID. Điều này giúp nâng cao chất lượng và sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng các nền tảng giáo dục, y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Ở nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư, Viettel xây dựng các giải pháp nhằm đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu quốc gia, tích hợp với cơ sở dữ liệu dân cư và VNeID, việc này giúp tạo ra một hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả, từ đó góp phần làm giàu thêm dữ liệu về người dân.
Ở nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung, Viettel triển khai trung tâm điều hành thông minh IOC giúp lãnh đạo các cấp ra quyết định dựa trên dữ liệu, số liệu trên thời gian thực, giảm thời gian thống kê, báo cáo. Trung tâm điều hành thông minh đóng vai trò là bộ não tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu. Đồng thời, áp dụng các nền tảng phân tích và xử lý dữ liệu (VIettel DMP) để phân tích, đưa ra các báo cáo, cảnh báo phục vụ đắc lực cho lãnh đạo trong việc ra quyết định, chỉ huy các hoạt động của thành phố.
Với thông điệp “Công nghệ từ trái tim”, Viettel cam kết đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và các địa phương, cộng lực cùng Đề án 06 của Bộ Công an, quyết liệt thực hiện và ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất do người Việt Nam làm chủ để làm giàu thêm dữ liệu về dân cư, mang lại hiệu quả cho tổ chức, sự hài lòng cho người dân.
Ngày 3/7, Đoàn Doanh nghiệp công nghệ đến từ Anh Quốc đã có chuyến thăm, làm việc với Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - Thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Chuyến thăm này diễn ra đúng thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Tham gia buổi gặp gỡ có bà Philomena Chen - Phụ trách các thị trường châu Á - Thái Bình Dương và dự án Đô thị thông minh ở miền Bắc nước Anh làm trưởng đoàn cùng đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực: Logistics, y tế, giáo dục, chế tạo robot, Smart City…
Đón tiếp đoàn đại biểu, phía Viettel Solutions có Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Thanh, cùng lãnh đạo các đơn vị phụ trách phát triển và kinh doanh sản phẩm, giải pháp số trên nhiều lĩnh vực tham dự sự kiện.
Viettel Solutions gặp gỡ Đoàn Doanh nghiệp công nghệ Anh.
Tại buổi làm việc, đại diện của Viettel Solutions cùng đại diện từ các doanh nghiệp công nghệ Anh đã có dịp giới thiệu và trao đổi về những thế mạnh của mình ở thị trường trong nước và quốc tế mà hai bên đang hoạt động. Buổi làm việc đã gợi mở nhiều tiềm năng hợp tác qua việc chia sẻ về lĩnh vực hoạt động cũng như những mối quan tâm chung của các bên.
Các đơn vị đặc biệt mong muốn sẽ có thể thảo luận sâu hơn về các giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy vai trò của công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống người dân.
Cụ thể, phía Viettel Solutions có kinh nghiệm và thế mạnh trong việc triển khai giải pháp công nghệ trong lĩnh vực y tế, ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, ngân hàng, sản xuất và chế tạo,... Viettel Solutions bày tỏ mong muốn sẽ có thể tìm hiểu nhu cầu của các Doanh nghiệp Anh Quốc, đề xuất các phương án và mô hình hợp tác giữa hai bên, song song với đó tham khảo các kinh nghiệm triển khai dịch vụ tại Anh Quốc từ đoàn doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions.
Phía Doanh nghiệp Anh cũng giới thiệu các giải pháp ấn tượng về Truyền thông vệ tinh (Satellite Communication), Hệ thống điện thông minh (Electricity system), đặc biệt là giải pháp Hệ thống sức khỏe quốc gia được vận hành và quản lý bởi hệ thống chính phủ Anh Quốc.
Ngoài ra, đại diện Đoàn Doanh nghiệp Anh cũng thể hiện sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu sâu về các giải pháp liên quan đến logistics, cơ sở hạ tầng Viettel Cloud cũng như tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực này.
Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions nhấn mạnh thêm: “Trong chiến lược của mình, chúng tôi xác định hợp tác đóng vai trò quan trọng. Thế mạnh của chúng tôi là tập khách hàng, và khả năng ứng dụng công nghệ. Về sản phẩm, chúng tôi tự phát triển các sản phẩm mang tính nền tảng, còn lại chúng tôi thúc đẩy hợp tác với các đối tác, bao gồm các đối tác trong nước và quốc tế.
Với chiến lược toàn cầu hóa, ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel ủng hộ mạnh mẽ việc hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, nhằm mở ra các không gian và cơ hội mới trong việc phát triển công nghệ, trong kinh doanh cũng như đưa công nghệ của Việt Nam vươn tầm thế giới”.