Hiện nay, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã gây ra hiểu nhầm về thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. S-invoice xin khẳng định: Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, chứ không phải là 1/7/2022. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cụ thể cho thắc mắc này trong bài viết sau đây.
Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định thì những đối tượng bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử cần chú ý những mốc thời gian sau.
Doanh nghiệp đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế trước ngày này thì vẫn được tiếp tục sử dụng.
Doanh nghiệp nào còn hóa đơn giấy sử dụng chưa hết thì dùng tiếp cho đến khi hết. Nếu đến ngày 01/11/2020 không dùng hết bắt buộc phải hủy hóa đơn giấy để sử dụng hóa đơn điện tử.
Nếu dùng hết hóa đơn giấy trước ngày 01/11/2020 thì sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử mà không được in hóa đơn giấy.
Những doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/11/2018 bắt buộc dùng hóa đơn điện tử.
Riêng Hà Nội và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.
Đây là thời hạn cuối để chuyển đổi và bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp đặc biệt:
Cơ sở giáo dục, y tế công lập đã sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục được sử dụng và chuyển đổi theo lộ trình của Bộ Tài chính. Cũng từ ngày này Nghị định 51 hóa đơn điện tử và Nghị định 04/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành.
[caption id="attachment_8253" align="aligncenter" width="640"] Từ ngày 01/11/2020: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định[/caption]
Điều 12, Nghị định 119 về hóa đơn điện tử quy định về những nhóm đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử như sau.
Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực điện lực, xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị; thương mại.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng việc lập, tra cứu, lưu trữ hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và cơ quan thuế.
Nhóm đối tượng này được sử dụng hóa đơn điện tử thông thường theo Thông tư 32 về hóa đơn điện tử (tức hóa đơn không có mã xác thực của cơ quan thuế).
Hóa đơn điện tử được lập ngay khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng.
Hộ, cá nhân kinh doanh thu năm trước liền kề 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở triển khai thí điểm đó nếu đạt kết quả tốt sẽ triển khai trên toàn quốc.
Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại nhóm 4 nhưng vẫn cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Doanh nghiệp, tổ chức được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu 06 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
[caption id="attachment_8817" align="aligncenter" width="640"] Mẫu số 06 - Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế[/caption]
Để nhận thêm thông tin và tư vấn đăng ký dịch vụ, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ theo:
Website: Hóa đơn điện tử S-invoice
Facebook: Viettel Business Solutions
Hotline: 18008111 (miễn phí)
Email: digital_doanhnghiep@viettel.com.vn
Chúc Quý doanh nghiệp thành công!
Hóa đơn điện tử hiện nay đang được các doanh nghiệp đón nhận, sử dụng thay thế cho hóa đơn giấy bởi những hiệu quả mà nó đem lại cho người dùng. Để sử dụng hóa đơn điện tử được dễ dàng cũng như suôn sẻ, người dùng cần phải biết rõ những quy định liên quan đến hóa đơn điện tử. Một trong những quy định đó là Nghị định 51 hóa đơn điện tử trong bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những nội dung quan trọng trong Nghị định này với bài viết sau đây.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử để sử dụng trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện theo quy định, phải đặt in hóa đơn để phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của bản thân tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố phát hành hóa đơn để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp. Đó là các hộ gia đình, cá nhân có cơ sở kinh doanh tại địa phương hoặc là các hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh dịch vụ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cần hóa đơn để giao cho khách hàng.
Doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được nhận cung cấp hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn điện tử khác nhau. Theo Nghị định 119 về hóa đơn điện tử thì từ ngày 01/11/2020 tất cả mọi doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Tổ chức, cá nhân khi lập hóa đơn không được trùng số trong những hóa đơn có cùng ký hiệu.
Tổ chức, cá nhân trước khi sử dụng hóa đơn điện tử cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng theo quy định.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo Khoản 5, Điều 15, Nghị định 51/2010/NĐ-CP hóa đơn điện tử quy định rõ hóa đơn điện tử sẽ được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao nhận giao dịch đã thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Khi hóa đơn được lập xong, hai bên ký xác nhận giao dịch xong thì khi đó hóa đơn đã có giá trị về mặt pháp lý. Người dùng sẽ căn cứ vào hóa đơn điện tử đó để hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, theo dõi tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hay phải đóng cho Nhà nước.
Bên bán gửi hóa đơn cho bên mua qua email và đồng thời cũng là ghi nhận doanh thu bán hàng.
Bên mua nhận hóa đơn ghi nhận đầu vào là chi phí, giá vốn.
Đối với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế.
Theo Khoản 1, Điều 25, Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử thì hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
Lưu trữ hóa đơn điện tử là hình thức sao chép toàn bộ các dữ liệu hóa đơn vào các thiết bị lưu trữ ngoài như USB, đĩa CD,… ngoài ra còn có thể lưu trữ trực tuyến để đảm bảo sự an toàn, bảo mật và cất giữ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính còn giúp người dùng tránh được tình trạng làm giả hóa đơn, xuất giả làm ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh công ty. Hóa đơn điện tử S-invoice không những đảm bảo tính minh bạch, bảo mật mà hóa đơn còn không thể giả mạo do chức năng định danh của CA (dịch vụ chứng thư số) nên người dùng có thể yên tâm ký hóa đơn mọi lúc, mọi nơi.
Với hóa đơn điện tử việc bảo quản tránh tình trạng rách, ướt, cháy, hỏng gần như là tuyệt đối bởi dữ liệu được lưu trữ trong máy tính. Thế nhưng, dữ liệu tại hệ thống của doanh nghiệp vẫn có thể xảy ra trường hợp hóa đơn điện tử bị mất do dữ liệu bị xóa, máy tính lưu trữ bị virus xâm nhập ảnh hưởng tới dữ liệu hoặc máy tính bị hỏng ổ cứng. Với trường hợp này doanh nghiệp cần có phương án dự phòng lưu trữ dữ liệu ở nơi khác để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, người dùng không cần phải lo lắng vì Viettel hiện nay đã áp dụng hệ thống công nghệ nhiều lớp giúp hệ thống hóa đơn điện tử S-invoice luôn được giám sát 24/7 đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng trong việc quản lý và lưu trữ hóa đơn.
[caption id="attachment_8241" align="aligncenter" width="607"] Những ưu điểm của hóa đơn điện tử S-invoice của Viettel[/caption]
Theo Khoản 3, Điều 27, Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, cá nhân có các loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành, nhưng không tiếp tục sử dụng nữa thì phải hủy hóa đơn chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày không còn sử dụng.
Hủy hóa đơn điện tử là hình thức xóa dữ liệu hóa đơn trên các thiết bị điện tử hay sao lưu trực tuyến, để không thể truy xem hóa đơn theo mọi hình thức. Hủy hóa đơn sẽ làm cho hóa đơn đó không còn giá trị sử dụng nữa.
Những trường hợp hủy hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng không tiếp tục sử dụng thì cơ quan thuế sẽ có những thông báo về việc hết giá trị sử dụng của các hóa đơn sau cho tổ chức, hộ, cá nhân được biết như:
Hóa đơn không tiếp tục sử dụng do tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1, Điều 19, Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Những hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân mà đã tự ý ngưng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
Những hóa đơn của cơ quan thuế mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có hành vi cho hoặc bán.
Những hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mà không hề có thông báo với cơ quan thuế.
Các trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thông báo với cơ quan thuế khi không tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử:
Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế chấp nhận việc ngưng sử dụng mã số thuế, phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành mà đơn vị đó còn chưa sử dụng.
Tổ chức, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng.
Khi tổ chức, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì đơn vị mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định này.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện.
Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này phải hủy các hóa đơn được in hay khởi tạo không đúng quy định.
[caption id="attachment_13675" align="aligncenter" width="512"] Hóa đơn điện tử S-invoice đảm bảo các quy định của Nhà nước[/caption]
Hóa đơn điện tử S-invoice với hạ tầng quy mô lớn, đảm bảo đầy đủ các chức năng của một hóa đơn điện tử theo quy định của Nhà nước, đảm bảo tính bảo mật, minh bạch, thuận lợi đang là một trong những lựa chọn tối ưu cho người dùng.
S-invoice giúp tiết kiệm 75% thời gian khởi tạo hóa đơn và tới 80% chi phí bỏ ra cho việc in ấn, vận chuyển và lưu trữ số hóa đơn đó. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực và thời gian một cách hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
Hóa đơn điện tử S-invoice sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp đang bước đầu tìm kiếm nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín, cũng như muốn tìm hiểu thêm về các văn bản, công văn hóa đơn điện tử nói chung và Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn điện tử nói riêng. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ theo số hotline 18008111 (miễn phí) hoặc thông qua địa chỉ website: Hóa đơn điện tử S-invoice và FB: Viettel Business Solutions. Chúc Quý doanh nghiệp thành công!
Hiện nay, những văn bản, công văn hóa đơn điện tử luôn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Trong số đó là Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử năm 2017 nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về Thông tư này với bài viết sau đây.
Những điểm mới của Thông tư 37/2017/TT-BTC về hóa đơn điện tử năm 2017 so với Thông tư 39 về hóa đơn điện tử và Thông tư 26/2015/TT-BTC là quy định về thời gian mua hóa đơn, tự in, đặt in hóa đơn cũng như thời gian thông báo phát hành hóa đơn. Cụ thể:
Thông tư 37/2017/TT-BTC |
Thông tư 39/2014/TT-BTC |
|
Sử dụng hóa đơn tự in | - Doanh nghiệp có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp. - Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. |
- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp. - Trường hợp sau 05 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. |
Sử dụng hóa đơn đặt in | - Doanh nghiệp có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải có ý kiến về việc sử dụng hóa đơn đặt in. - Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in. |
- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải có ý kiến về việc sử dụng hóa đơn đặt in. - Trường hợp sau 05 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in. |
Thông báo phát hành hóa đơn | - Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 02 ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn. | - Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 05 ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi ngày ký thông báo phát hành. |
Như vậy, theo Thông tư 37 về hóa đơn điện tử năm 2017 quy định thì thời gian mua hóa đơn, tự in, đặt in hóa đơn đã giảm đi đáng kể, điều này sẽ góp phần tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh được những phiền hà, mất thời gian không cần thiết về thủ tục mua, in hóa đơn. Đồng thời với quy định mới này, kế toán cần chủ động hoàn thành hồ sơ, thủ tục đăng ký thông báo phát hành hóa đơn nhanh chóng, khẩn trương để có thể bắt đầu sử dụng hóa đơn được nhanh nhất.
Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì thời gian đăng ký sử dụng, cũng như phát hành hóa đơn cũng được áp dụng theo Thông tư trên. Hóa đơn điện tử đem lại rất nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. S-invoice là một gợi ý tốt cho người dùng khi chuyển sang hóa đơn điện tử. S-invoice là một hệ thống giải pháp thông minh, đảm bảo đầy đủ các chức năng của một hóa đơn theo quy định của nhà nước, đảm bảo tính minh bạch, thuận lợi và an toàn. Hơn nữa, Viettel với một mạng lưới rộng khắp dải đất hình chữ S, cùng đội ngũ nhân viên đông đảo, nhiệt tình, kinh nghiệm sẽ phục vụ người dùng mọi lúc, mọi nơi.
[caption id="attachment_8533" align="aligncenter" width="512"] Hóa đơn điện tử S-invoice đảm bảo đáp ứng được những điều khoản trong Thông tư 37/2017/TT-BTC[/caption]
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử năm 2017, hy vọng Quý doanh nghiệp đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình trong bài viết này.
Để biết thêm chi tiết, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo số hotline: 18008111 (miễn phí) hoặc truy cập địa chỉ website: Hóa đơn điện tử S-invoice và FB: Viettel Business Solutions. Chúc Quý doanh nghiệp thành công!
Hóa đơn điện tử đang được nhiều doanh nghiệp đón nhận theo chiều hướng tích cực bởi những lợi ích mà nó mang lại. Để sử dụng hóa đơn điện tử người dùng cần phải tìm hiểu những quy định liên quan, trong đó có Nghị định 119 về hóa đơn điện tử của Chính phủ ban hành ngày 12/09/2018 - Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về Nghị định này với bài viết sau đây.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tới việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử.
Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bên bán phải lập hóa đơn điện tử giao cho bên mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này.
Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Bởi vậy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
Hóa đơn giá trị gia tăng: là hóa đơn áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng hóa: là hóa đơn áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Hóa đơn khác: gồm tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
Các hóa đơn điện tử trên phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.
Hóa đơn điện tử bắt buộc phải có những nội dung sau:
+ Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn.
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).
+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
+ Tổng số tiền thanh toán.
+ Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
+ Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có).
+ Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
+ Mã của cơ quan thuế với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
+ Phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
[caption id="attachment_3372" align="aligncenter" width="640"] Giải pháp hóa đơn điện tử thông minh S-invoice[/caption]
Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết cần đầy đủ các nội dung bắt buộc:
+ Một số ngành nghề đặc thù cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như: điện sinh hoạt, nước sạch, dịch vụ y tế, ngân hàng, siêu thị, xăng dầu.
+ Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế chữ ký của người mua.
Hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Không bắt buộc có chữ ký số.
Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Ngày lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng cho người mua mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hay thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục công trình, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hay bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
[caption id="attachment_3459" align="aligncenter" width="640"] Hóa đơn điện tử S-invoice đáp ứng được các quy định của pháp luật[/caption]
Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc và thành phần dữ liệu đáp ứng yêu cầu truyền nhận dữ liệu về hóa đơn điện tử giữa các hệ thống phần mềm của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với cơ quan thuế theo quy định.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên gồm: hóa đơn điện tử file gốc xml chứa thông tin trao đổi, tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử. Người dùng cần xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử theo quy định đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Hộ cá nhân không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, hiệu thuốc bán lẻ cung cấp hàng hóa dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018.
Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
[caption id="attachment_8817" align="aligncenter" width="640"] Mẫu số 06: Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế[/caption]
Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch.
Hóa đơn điện tử Viettel với mạng lưới phủ sóng rộng rãi cùng với hệ thống hóa đơn điện tử thông minh, độ bảo mật cao, hiệu năng với nhiều tính năng tốt đang là một trong những lựa chọn của đông đảo người dùng hiện nay. Nghị định 119 về hóa đơn điện tử là một trong những nội dung quan trọng mà người dùng cần phải tìm hiểu khi sử dụng hóa đơn điện tử. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ theo số hotline 18008111 (miễn phí) hoặc truy cập địa chỉ website: Hóa đơn điện tử S-invoice và FB: Viettel Business Solutions. Chúc Quý doanh nghiệp thành công!
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp siêu nhỏ nên tìm hiểu kỹ những điều cần phải biết về Thông tư 132 hóa đơn điện tử để nắm được các thủ tục cần thiết.
Thông tư số 132/2018/TT-BTC là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính vì vậy, đối tượng áp dụng được nói tới trong Thông tư 132 hóa đơn điện tử sẽ là các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Các đối tượng này bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các phương thức sau:
Tính trên thu nhập tính thuế.
Tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ.
Tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện chế độ kế toán dựa trên Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo thông tin chính thức từ Thông tư 132, các nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập hay quản lý và sử dụng hoá đơn (kể cả hóa đơn điện tử) phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thuế.
Cụ thể hơn, các doanh nghiệp siêu nhỏ được phép xây dựng chứng từ kế toán phù hợp với loại hình và hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình này cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ dàng kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trong trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được chứng từ kế toán có thể tham khảo, áp dụng phương pháp lập chứng từ kế toán theo hướng dẫn mẫu.
[caption id="attachment_3015" align="aligncenter" width="600"] Các loại chứng từ kế toán[/caption]
Mọi quy định về lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán trong Thông tư 132 hóa đơn điện tử phải được đảm bảo, tránh tình trạng mất mát.
Chứng từ kế toán và toàn bộ các tài liệu kế toán liên quan khác bắt buộc phải được lưu giữ cẩn thận tại các đơn vị doanh nghiệp để phục vụ cho việc sử dụng mỗi ngày. Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng cần phải xác định đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Công tác kiểm tra của chủ sở hữu doanh nghiệp, của cơ quan thuế hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được đảm bảo đúng thời điểm, rõ ràng, chính xác.
Các doanh nghiệp thực hiện việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định tại Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định ngày 30/12/2016.
Theo quy định của Luật kế toán, các doanh nghiệp siêu nhỏ được phép lưu trữ chứng từ kế toán, các tài liệu kế toán liên quan trên phương tiện điện tử.
Thông tư 132 về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01 tháng 04 năm 2019.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư 132 được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đều được thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó. Bắt đầu kể từ thời điểm Thông tư 132 hóa đơn điện tử có hiệu lực thi hành, các nội dung hướng dẫn trước đây trái với Thông tư đều được bãi bỏ.
Các doanh nghiệp sẽ được các Bộ, Ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện nếu các doanh nghiệp có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để được giải quyết sớm và nhanh chóng nhất.
Hóa đơn điện tử S-invoice của Viettel là dịch vụ hóa đơn điện tử được xây dựng và cung cấp bởi Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Đây là giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử hiệu quả cho nhiều loại hình, quy mô của doanh nghiệp khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng về việc phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp.
Với S-invoice, Viettel sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp trên nhiều phương diện.
Hóa đơn điện tử có đầy đủ các căn cứ theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành.
Dễ sử dụng, có thể thao tác thuận tiện tại bất cứ đâu.
Đa dạng hình thức nhận hóa đơn cho khách hàng của doanh nghiệp.
Thuận tiện tra cứu online và không lo mất hóa đơn.
Hệ thống lưu trữ an toàn, tính bảo mật cao với khả năng lưu trữ lớn, có thể xử lý trôi chảy và nhanh chóng thông tin của hàng triệu hóa đơn mỗi ngày.
Dịch vụ hỗ trợ 24/7 sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp xử lý các khó khăn phát sinh trong quá trình sử dụng.
Hệ thống triển khai nhanh và chất lượng do Viettel có nền tảng cơ sở rộng khắp tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Doanh nghiệp có cơ hội sử dụng đồng bộ nhiều dịch vụ (chữ ký số, email server, dịch vụ tin nhắn thương hiệu,...) với giá thành hợp lý nhất.
Theo tổng hợp từ Viettel, việc sử dụng S-invoice sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tới 75% thời gian phải bỏ ra cho việc khởi tạo, lập và phát hành hóa đơn. Với mỗi năm sử dụng S-invoice, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 80% chi phí in ấn, giao nhận, lưu trữ và bảo quản hóa đơn.
Thực tế, hoá đơn điện tử là giải pháp thông minh và an toàn, giúp khách hàng tiết kiệm được cả thời gian và chi phí trong cả quá trình trước, trong và sau khi sử dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nên sử dụng hóa đơn điện tử để quản lý hóa đơn trên nền điện tử một cách tốt nhất.
Viettel là đơn vị có hệ thống hóa đơn điện tử thông minh, linh hoạt, hiệu quả và bảo mật cao, tự hào là địa chỉ tin cậy cho sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang bước đầu tìm hiểu về hóa đơn điện tử. Quý doanh nghiệp quan tâm và mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp uy tín có thể đăng ký thông tin tư vấn tại:
Website: Hóa đơn điện tử S-invoice
Facebook: Viettel Business Solutions
Hotline: 18008111 (miễn phí)
Với các thông tin đã đưa, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp đã nắm được và hiểu rõ hơn về Thông tư 132 hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và có cái nhìn rõ nét hơn về đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử Viettel, giúp các doanh nghiệp tìm ra cho mình lựa chọn quản lý hiệu quả hóa đơn điện tử với S-invoice.
Các doanh nghiệp bắt buộc phải tìm hiểu về các quy định khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BTC về hóa đơn điện tử để hiểu đúng và làm theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tư số 32/2011/TT-BTC được ban hành ngày 14/03/2011, có hiệu lực vào ngày 01/05/2011 quy định rõ:
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Tất cả những loại hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng sau đó được xử lý, lưu truyền hoặc được lưu trữ thông qua các phương tiện điện tử thì không được coi là hóa đơn điện tử.
Thông tư số 32/2011/TT-BTC áp dụng đối với các đối tượng sau:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Các tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
Người bán sử dụng hóa đơn điện tử phải:
Thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử.
Thông báo rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua: truyền trực tiếp hay gián tiếp.
Hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp trước khi được khởi tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế hoặc trong hoạt động ngân hàng.
Có địa điểm và cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng cho việc sử dụng và lưu trữ hoá đơn điện tử.
Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ và khả năng tương xứng.
Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán theo thời gian thực khi lập hóa đơn.
Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ.
Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố.
Tổ chức trung gian khi muốn cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử phù hợp với quy định.
Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức.
Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo.
Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng.
Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu.
Có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu.
Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử trên hệ thống.
Định kỳ 6 tháng một lần, phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử bắt buộc phải có đầy đủ các nội dung sau:
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua.
Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng:
Ngoài dòng đơn giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
Chữ ký điện tử của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn.
Chữ ký điện tử của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt và có thể ghi thêm phần phiên dịch bằng tiếng Anh.
Trong trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán, ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn xuất khẩu là tiếng Anh.
[caption id="attachment_2970" align="aligncenter" width="640"] Những nội dung trong hóa đơn giá trị gia tăng[/caption]
Khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền trước khi bán hàng. Việc khởi tạo hóa đơn điện tử phải làm theo quy định của pháp luật.
Trước khi khởi tạo, đơn vị phải thông báo cho cơ quan thuế bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập “Thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng” gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử làm theo Mẫu số 2, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC về hóa đơn điện tử.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử phải niêm yết tại trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử, hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử.
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
Người bán tự lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán.
Người bán sử dụng hóa đơn điện tử qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Đối với mỗi trường hợp hóa đơn bị sai thông tin thì sẽ có các cách xử lý hóa đơn điện tử sai khác nhau.
Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã được lập ra và gửi cho người mua, nhưng bên cung cấp (chưa thực hiện giao hàng hóa dịch vụ, hoặc chưa kê khai thuế) phát hiện sai sót, hóa đơn đã lập ra có thể được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua.
Trong trường hợp mọi thủ tục mua bán, giao hàng, lập hóa đơn và kê khai thuế đều đã hoàn tất, sau đó mới phát hiện ra sai sót, 2 bên bán và mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả 2 bên, ghi đầy đủ chi tiết sai sót và tiến hành lập hóa đơn mới chính xác.
Báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử và việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử được gửi báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử theo đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Sau khi lập, doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện sau:
Có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Được lưu trữ trong chính khuôn dạng được khởi tạo/gửi/nhận, hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hóa đơn điện tử đó.
Được lưu trữ sao cho người dùng có thể xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.
[caption id="attachment_2967" align="aligncenter" width="640"] Biên bản hủy hóa đơn[/caption]
Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng: hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán thì được phép tiêu hủy.
Thủ tục tiêu hủy hóa đơn điện tử được thực hiện như thủ tục hủy hóa đơn quy định tại Nghị định 51 hóa đơn điện tử của Chính phủ và Thông tư 39 về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính.
Người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 01 lần. Hóa đơn giấy phải có chữ ký người bán, dấu của người bán.
Hóa đơn giấy phải phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc file xml, có ký hiệu riêng xác nhận khi chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về hóa đơn điện tử trong hoạt động mua bán.
Tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
Thông tư 32/2011/TT-BTC về hóa đơn điện tử có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/05/2011.
Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Có thể nói hóa đơn điện tử là giải pháp thông minh và an toàn giúp ích cho cả doanh nghiệp, khách hàng lẫn các cơ quan quản lý thuế. Lợi ích của hóa đơn điện tử phải kể đến việc tiết kiệm thời gian, chi phí và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhận thấy xu hướng này, Viettel Solutions đã mang đến hệ thống hóa đơn điện tử S-invoice thông minh và linh hoạt với cơ sở hạ tầng lớn, tính bảo mật cao, đảm bảo là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp.
Hệ thống lưu trữ an toàn được xây dựng trên nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin lớn mạnh của Viettel luôn đảm bảo an toàn cho mọi thông tin hóa đơn của các doanh nghiệp và vô cùng thuận tiện cho việc truy xuất, kiểm tra vào bất cứ thời điểm nào, điều mà các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy không thể thực hiện được.
Quý doanh nghiệp quan tâm và mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp uy tín có thể truy cập website: Hóa đơn điện tử S-invoice, FB: Viettel Business Solutions hoặc gọi đến tổng đài 18008111 (miễn phí) để được hỗ trợ miễn phí.