Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (CSDL giáo dục) là hệ thống hỗ trợ thu thập, quản lý, khai thác và chia sẻ dữ liệu toàn ngành giáo dục cho Sở/Phòng và các đơn vị giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Website: https://dongbo.csdl.edu.vn/
Phần mềm Thu thập dữ liệu video, âm thanh từ Camera và các nguồn khác nhau để lưu trữ, quản lý; cung cấp ứng dụng cho người dùng cuối, đầu vào cho các hệ thống phân tích hình ảnh, ứng dụng bên thứ 3; đồng thời đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu trong quá trình lưu trữ và truyền tải. Từ dữ liệu video thu thập được, phân hệ IVA phân tích và đưa ra kết quả phát hiện đối tượng, nhận diện khuôn mặt, phát hiện đeo khẩu trang,… trên các đối tượng xuất hiện trong video.
Phần mềm Thông tin nhân sự là hệ thống cho phép người lao động truy cập, xem các thông tin cá nhân trong toàn bộ quá trình công tác tại đơn vị, đồng thời người lao động cũng được cập nhật các thông tin cá nhân mới nhất để người quản lý thông tin cán bộ kiểm duyệt và lưu trữ. Rất nhiều thông tin giữa người lao động và đơn vị quản lý hồ sơ được trao đổi qua phần mềm, giảm thiểu các hoạt động thống kê, gửi nhận thủ công.
Là phần mềm hỗ trợ công tác quản lý tổ chức Đảng bộ và Đảng viên, quản lý giao việc, thông tin cá nhân, tài liệu Đảng viên hướng tới việc hỗ trợ Đảng viên và tổ chức Đảng một cách tổng thể từ các nghiệp vụ tại chi bộ Đảng viên sinh hoạt và các nghiệp vụ tại chi bộ nơi Đảng viên cư trú.
Hệ thống xác thực tập trung giúp xác thực người dùng duy nhất, đồng bộ cho tất cả hệ thống CNTT tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Hệ thống cho phép mỗi Cán bộ, công chức, viên chức chỉ phải nhớ và dùng một tài khoản duy nhất để đăng nhập sử dụng các ứng dụng CNTT khác nhau, đồng thời là công cụ quản lý, cấp phát người dùng tự động cho toàn bộ hệ thống CNTT tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hệ thống Lưu trữ điện tử là hệ thống hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ lưu trữ của đơn vị và cơ quan trong công tác quản lý, nộp lưu, chỉnh lý hồ sơ tài liệu; hỗ trợ công tác khai thác hồ sơ, tiêu hủy hồ sơ, tìm kiếm và tra cứu.
Ngày 04/12/2024, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Giao thông thông minh: Tương lai của thành phố hiện đại” tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện quy tụ các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan sở, ban, ngành và các đơn vị đối tác trong lĩnh vực giao thông và công nghệ.
Hội thảo có sự góp mặt của Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành từ các tỉnh thành phía Nam. Bên cạnh các chuyên gia công nghệ của Viettel Solutions, các chuyên gia đến từ Dahua Global, Trường Đại học Giao thông Vận tải, và Công ty Cổ phần Giao thông Số cũng đã tham gia chia sẻ các giải pháp và xu hướng mới trong lĩnh vực giao thông thông minh.
Theo đó, chương trình đã diễn ra với những chia sẻ và thảo luận sôi nổi về các xu hướng và giải pháp giao thông thông minh đang được triển khai trên thế giới và tại Việt Nam. Các chuyên gia đã tập trung phân tích những thách thức và cơ hội trong việc phát triển hệ thống giao thông thông minh tại các đô thị Việt Nam, từ vấn đề giao thông trong bối cảnh đô thị hóa, đến những công nghệ tiên tiến giúp giám sát và điều khiển giao thông, quản lý đường cao tốc và bãi đỗ xe thông minh. Đồng thời, các đại biểu cũng đã thảo luận về các giải pháp tối ưu nhằm phát triển giao thông thông minh, cải thiện chất lượng sống và tạo ra những thành phố hiện đại, bền vững hơn.
Trong đó, Hệ thống Giao thông thông minh (ITS) được lãnh đạo địa phương và các chuyên gia xem là thiết yếu trong việc tối ưu hóa quản lý giao thông, tạo ra một môi trường giao thông an toàn, hiệu quả và bền vững cho các thành phố thông minh. Nó được định nghĩa là một hệ thống giao thông hiện đại, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý, giám sát, điều hành, điều khiển phương tiện trên cơ sở tăng cường khả năng liên kết giữa ba yếu tố: Con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng giao thông.
Theo chia sẻ của Giáo sư Tiến sĩ Lê Hùng Lân - Giảng viên cao cấp trường Đại học Giao thông Vận tải, ứng dụng các giải pháp này có thể giúp giảm từ 5 -15% ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm từ 10 - 20% lượng khí thải CO2, giảm 30-35% chi phí cơ sở hạ tầng giao thông.
Kế thừa và phát huy những thành tựu công nghệ của thế giới, các mô hình ITS của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu,… Viettel Solutions đã nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái ITS gồm 12 sản phẩm cốt lõi. Hệ sinh thái này bao trùm toàn diện, từ giám sát giao thông, cung cấp thông tin và điều khiển giao thông, đến quản lý sự cố, bãi đỗ xe, thanh toán vé điện tử và mô phỏng giao thông, giúp tối ưu hóa hoạt động giao thông, nâng cao an toàn và hiệu quả cho các đô thị thông minh.
Với lợi thế làm chủ các công nghệ lõi có tính độc đáo, ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo AI và đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm, Viettel Solutions cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng giải pháp tổng thể cho toàn bộ ứng dụng phân hệ ITS, trong tương lai, tính mở của hệ thống có thể tích hợp với các hệ thống khác sẵn có hoặc mở rộng thêm các phân hệ mới, tùy theo tình hình, nhu cầu, bối cảnh thực tế.
Hiện hệ sinh thái ITS của Viettel Solutions đang được triển khai cho các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Bên cạnh đó, hệ thống Giám sát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (Viettel TrafficID) cũng đang được ứng dụng tại trên 30 tỉnh/thành phố và cả các thị trường quốc tế như Peru, Dubai…
Tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hổ - Tổng Giám Đốc Viettel Solutions chia sẻ: “Giao thông thông minh không phải là một giải pháp tách biệt, mà là sự kết hợp và đồng bộ của nhiều yếu tố, từ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, chính sách, cho đến sự tham gia chủ động của cộng đồng.” Ông Hổ nhấn mạnh, cần có một tầm nhìn dài hạn, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân để có thể xây dựng một hệ thống giao thông thông minh hiệu quả, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.”
Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn quan trọng, kết nối các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành, nhằm thúc đẩy sự phát triển của giao thông thông minh tại Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị thể hiện sự đồng long trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng các đô thị thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cải thiện hiệu quả quản lý giao thông trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng.
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội khẳng định vai trò quan trọng trong hành trình đồng hành cùng thành phố Hải Phòng để xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số và xã hội số.
Dấu ấn Viettel Solutions tại Diễn đàn
Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng năm 2024 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) thực hiện là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu để thảo luận về vai trò của công nghệ trong phát triển bền vững.
Chiều ngày 21/11/2024, “Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng” và “Triển lãm Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024” đã được khai mạc với sự tham gia, chứng kiến của lãnh đạo bộ TT&TT, lãnh đạo thành phố, đại diện các ban/ngành trung ương và lãnh đạo Hiệp hội VINASA, trong đó có Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Viettel Solutions đồng thời đang là Phó Chủ tịch của Hiệp hội VINASA. Ngay sau đó, ngày 22/11, các phiên hội thảo xoay quanh chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội” đã thu hút sự quan tâm của công chúng và báo giới. Đặc biệt sự kiện có triển lãm công nghệ song hành, tạo cơ hội giao lưu và kết nối giữa các bên tham gia.
Phiên toàn thể tập trung các chủ đề như khai thác dữ liệu lớn, ứng dụng AI, phát triển hạ tầng 5G, xây dựng thành phố thông minh, và chuyển đổi số. Ông Trần Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm SI, Viettel Solutions đã mang tới diễn đàn tham luận về “Công nghệ 5G, hạ tầng số cốt lõi trong phát triển kinh tế số” tham luận nhấn mạnh vai trò của 5G hỗ trợ các ứng dụng công nghệ tiên tiến như IoT, AI, và dữ liệu lớn sẽ thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, từ doanh nghiệp đến chính quyền. Các “case study” điển hình về ứng dụng bộ giải pháp 5G2B cho lĩnh vực sản xuất và cảng biển là minh chứng 5G giúp tối ưu hóa kết nối, tăng cường hiệu suất vận hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, và đặt nền móng cho thành phố thông minh tại Hải Phòng.
Điểm nhấn là Tọa đàm về trọng tâm chuyển đổi số Hải Phòng giai đoạn 2025-2030, với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo cấp cao do Ông Dương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Đô thị Thông minh, Viettel Solutions chủ trì đã đưa ra các giải pháp thực tiễn để kết nối công nghệ số với các mục tiêu xanh.
Đóng góp cho hệ thống công nghệ đột phá hỗ trợ chính quyền số
Hải Phòng được xác định là trung tâm kinh tế vùng Bắc Bộ, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Viettel Solutions, với vai trò đối tác chiến lược, đã đóng góp thông qua các dự án lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này.
Một trong những thành tựu lớn nhất của Viettel Solutions trong hành trình chuyển đổi số cùng Thành phố Hải Phòng là xây dựng thành công các phân hệ quan trọng của Trung tâm Điều hành Thông minh IOC, giúp lãnh đạo thành phố đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành.
Trong đó, Hệ thống Ứng dụng DGov Hải Phòng cung cấp giải pháp quản lý, điều hành chính quyền trên nền tảng di động, giúp cán bộ, công chức dễ dàng xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống cho phép khai thác thông tin nội bộ, quản lý lịch công tác, tài sản, thông tin nhân sự, dự án, đồng thời hỗ trợ báo cáo, thống kê để giám sát và chỉ đạo hiệu quả. Tiện ích như ghi chú cá nhân, nhắn tin công việc, trao đổi tài liệu và ký số cá nhân giúp nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt trong xử lý công việc. Lãnh đạo có thể dễ dàng theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ, trong khi cán bộ nhanh chóng tra cứu thông tin của cá nhân và cơ quan.
Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung ứng dụng trí tuệ nhân tạo do Viettel Solutions triển khai cho thành phố tới nay đã dã tích hợp 42 bảng dữ liệu, 560 trường dữ liệu, 48 hàm tính toán đã xây dựng, 11 luồng xử lý dữ liệu, 3 bài toán phân tích để tối ưu hóa quá trình phân tích và ra quyết định. Từ việc tích hợp, chuyển hóa dữ liệu đến phân tích thời gian thực và dự đoán tương lai, hệ thống cung cấp các công cụ hỗ trợ quy hoạch chính sách hiệu quả. Tính năng quản lý biểu mẫu và phát hiện bất thường giúp đảm bảo tính chính xác trong phân tích.
Bên cạnh đó, Hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá dịch vụ Chính quyền số là một phân hệ quan trọng giúp theo dõi tiến trình số hóa của các đơn vị và địa phương trong thành phố, phù hợp với hệ thống đánh giá quốc gia. Các công cụ quản lý chỉ số, kê khai số liệu và thẩm định dữ liệu đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và hiệu quả trong việc đánh giá mức độ chuyển đổi số. Báo cáo thống kê hỗ trợ lãnh đạo kịp thời chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn.
Những hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực quản lý và điều hành chính quyền số tại Hải Phòng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của thành phố trong thời đại số hóa.
Trước đó, năm 2023, với việc thử nghiệm thành công mạng 5G dùng riêng cho nhà máy thông minh đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng, Viettel Solutions đã đánh dấu bước tiến đột phá, giúp thành phố khẳng định vị thế trong ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh quốc tế.
Cũng trong năm này, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để đưa thành phố trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại, Viettel Solutions đã phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số ngành Cảng biển và Logistics.” Sự kiện đã chia sẻ các định hướng chiến lược nhằm tối ưu hóa hoạt động logistics, một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Hải Phòng, qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế số.
Theo Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Viettel Solutions cam kết tiếp tục đồng hành cùng thành phố, cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất để đạt được mục tiêu này.
Vừa qua, Tổ chức Business Intelligence Group (BIG) công bố Viettel Solutions trở thành 1 trong 5 đề cử được vinh danh tại hạng mục “Case Study of the Years” bên cạnh các tập đoàn, công ty công nghệ uy tín và lâu đời đến từ Mỹ (ModMed), Canada (SOTI) và Anh Quốc (Paysafe). Theo đó, Viettel Solutions là thương hiệu Việt Nam duy nhất góp mặt trong “bảng vàng” này của BIG Awards for Business 2024.
Chính thức ra mắt từ năm 2021 giữa làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với sứ mệnh “Khai phóng tiềm năng số” trên nền tảng phương pháp luận Viettel Agile đội ngũ chuyên gia của Viettel Solutions nghiên cứu và phát triển đã trở thành một lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp muốn chủ động định hình và phát triển tương lai kỹ thuật số của mình.
Dịch vụ này được thiết kế để tiếp cận toàn diện 6 khía cạnh của các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi ngành là Trải nghiệm khách hàng, chiến lược, công nghệ, kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và dữ liệu.
Với cách tiếp cận này, khách hàng của Viettel Solutions có thể chuyển đổi các mục tiêu chiến lược thành các kế hoạch hành động chi tiết, thiết lập lộ trình sáng kiến số để thực hiện các mục tiêu ưu tiên. Đồng thời, dịch vụ này giúp xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan và đảm bảo xác định ngân sách và các điều kiện đảm bảo khác cho chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp.
Phương pháp luận Viettel Agile được xem là “trái tim” của dịch vụ này cũng là yếu tố đặc biệt khiến dịch vụ của Viettel Solutions khác biệt so với các dịch vụ tương tự trên thị trường. Đây là phương pháp luận độc quyền do chuyên gia Viettel phát triển, thừa hưởng và tinh chỉnh những đặc điểm ưu việt nhất từ các khung tiêu chuẩn mới nhất và phổ biến nhất trên thế giới để phù hợp với tầm nhìn, nguồn lực cũng như văn hóa của khách hàng.
Nhờ đó, Viettel Solutions đã gây sự chú ý và hoàn toàn thuyết phục được ban giám khảo của giải thưởng: “Viettel đang giải quyết một thách thức thực sự phức tạp nhưng cũng rất thú vị với dự án chuyển đổi số này trong một ngành công nghiệp năng động như vậy.”
Bà Trịnh Thị Lan, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số của Viettel Solutions bày tỏ niềm vinh dự khi phương pháp luận độc quyền và dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số toàn diện của Viettel nhận được sự tôn vinh từ một giải thưởng quốc tế uy tín, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển. “Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của toàn đội ngũ mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục cải tiến và sáng tạo hơn nữa trong các giải pháp tư vấn của mình, góp phần mang đến sự phát triển toàn diện và bền vững không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn là các doanh nghiệp trên toàn cầu”. Đại diện Viettel Solutions cũng khẳng định giải pháp này sẽ mang lại giá trị thực sự cho các doanh nghiệp lớn trong việc định hình và thực hiện chiến lược chuyển đổi số.
Giải thưởng thường niên BIG Awards for Business 2023 được tổ chức bởi Business Intelligence Group (BIG) nhằm tôn vinh các nhà lãnh đạo, tổ chức, đơn vị, các sản phẩm dẫn đầu trong lĩnh vực của họ đến từ các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giải thưởng không chỉ được đánh giá bởi các giám đốc điều hành kinh doanh đầy kinh nghiệm, mà còn thông qua hệ thống tính điểm độc quyền, đo lường một cách chọn lọc trên nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Các chuyên gia đến từ Viettel, ZTE, NTT Data Vietnam và cơ quan chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc đã quy tụ, cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và câu chuyện về hạ tầng 5G - trụ cột của nền kinh tế số cùng sức mạnh khai phóng tiềm năng số từ hệ sinh thái 5G2B cho các lĩnh vực trọng yếu quốc gia.
Ngày 27/11/2024, hội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số” do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của nhiều chuyên gia tới từ các Tập đoàn công nghệ toàn cầu, lãnh đạo các sở/ngành tại các địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc đua công nghệ số, nhiều quốc gia trên Thế giới đã triển khai và tận dụng sức mạnh của 5G để thúc đẩy công nghiệp và xã hội số. Theo báo cáo của Hiệp hội viễn thông toàn cầu (GSMA), 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ $ vào năm 2030 trong đó tập trung vào một số nhóm ngành chính như Sản xuất công nghiệp (36%), Hành chính công (15%), Dịch vụ (10%), Công nghệ thông tin và truyền thông (9%), Tài chính (8%),…
Tại Việt Nam, triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Chính phủ đề ra. Việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là tất yếu, đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự sự phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Viettel là đơn vị đầu tiên thương mại hoá 5G trong tháng 10/2024. Sau 15 ngày khai trương, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng trên tổng số khoảng 10 triệu thiết bị hỗ trợ 5G tại Việt Nam với vùng phủ 100% các thủ phủ 63/63 tỉnh/thành phố và 100% các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển,… giúp hiện thực hoá chiến lược phát triển hạ tầng số của Chính phủ và đưa Việt Nam bắt kịp các nước đi đầu về 5G trên Thế giới.
Viettel sở hữu hạ tầng số lớn nhất bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng truyền dẫn và cáp quang biển, hạ tầng data center/cloud và ứng dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy, có thể triển khai dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 4 (cấp độ cao nhất tại Việt Nam).
Hội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số” là cơ hội để Viettel và các tập đoàn công nghệ cũng như tổ chức, doanh nghiệp cùng trao đổi về sức mạnh khai phóng tiềm năng số của 5G và các casestudy ứng dụng 5G trên thế giới và là cơ hội để chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp với các lãnh đạo sở/ngành tại các địa phương.
Mang tới hội thảo chia sẻ tổng quan về 5G thúc đẩy chuyển đối số các ngành, Đại diện ZTE đã giới thiệu các chính sách phát triển hạ tầng số và ứng dụng 5G trên thế giới và mô hình triển khai của Trung Quốc.
Đi đầu trong thương mại hóa 5G và sẵn sàng một hệ sinh thái 5G2B (5G to Business) dành riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức, Viettel Solutions tập trung đi sâu phân tích các ứng dụng Viettel 5G2B điển hình cho lĩnh vực sản xuất (như tự động hoá kiểm tra chất lượng sản phẩm, camera AI giám sát an ninh, bảo trì tiên đoán…) và cảng biển (cần cẩu điều khiển từ xa, xe tự hành, kiểm đếm thông minh…), cũng như giám sát đô thị thông minh.
Để giúp các doanh nghiệp khai phóng năng lực sản xuất, NTT Data Việt Nam đã đưa ra các cơ sở hạ tầng, giải pháp tích hợp mang lại sự bứt phá trong kinh doanh, chia sẻ ứng dụng GenAI trong sản xuất thông minh để thu thập tiếng nói của khách hàng, gia tăng trải nghiệm…
Có thể nói 5G thực sự là cuộc cách mạng hóa kết nối và chuyển đổi.
Hạ tầng 5G là hạ tầng mở cho phép Viettel cùng hợp tác, phát triển ứng dụng chuyên ngành với các công ty công nghệ, startup, tổ chức doanh nghiệp, cùng nhau nghiên cứu và tạo ra hệ sinh thái Viettel 5G2B đa dạng, linh hoạt, an toàn bảo mật (bao phủ 7 lĩnh vực trọng yếu quốc gia như sản xuất công nghiệp, thành phố thông minh, năng lượng, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục), đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Hệ sinh thái Viettel 5G2B hứa hẹn mở ra “một cuộc sống mới” dành cho các doanh nghiệp, tổ chức tiên phong ứng dụng công nghệ số để tối ưu quản lý và tự động hóa toàn diện ở kỷ nguyên 4.0.
Căn cứ Luật Đấu giá Tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 02/2022/TT-BTP;
Căn cứ Giấy ủy quyền số 335/GUQ-CNVTQĐ ngày 21/01/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành của Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel;
Căn cứ Quyết định số 13268/QĐ-CNVTQĐ ngày 04/11/2024 của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội về việc phê duyệt giá bán và hình thức bán thanh lý lô tài sản, công dụng cụ, vật tư không còn nhu cầu sử dụng,
Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản thanh lý lô tài sản, công dụng cụ, vật tư không còn nhu cầu sử dụng.
Thông tin đơn vị có tài sản đấu giá:
STT |
Tên tài sản |
Số lượng |
Chất lượng |
Giá khởi điểm |
File đính kèm |
1 |
Tài sản, công dụng cụ, vật tư không còn nhu cầu sử dụng |
172 đơn vị tài sản là tài sản, công dụng cụ, vật tư không còn nhu cầu sử dụng (chi tiết theo phụ lục) |
Đã qua sử dụng |
631.712.000 đồng |
Thông tin tiếp nhận hồ sơ
Kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, Viettel sẽ thông báo công khai theo quy định pháp luật.
Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel thông báo để các tổ chức đấu giá tài sản biết và nộp hồ sơ.
Đưa kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, mật độ thiết bị cực lớn từ mạng 5G vào phát triển giao thông thông minh và logistics, Viettel 5G2B mở ra những tiện ích mới chưa từng có cho cuộc sống người Việt trong kỷ nguyên số.
Dấu ấn Viettel với giao thông thông minh tại Việt Nam
Hiện nay, Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Viettel) đang tiên phong triển khai hơn 40 hệ thống trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại các tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống giám sát điều hành giao thông thông minh, một trong những phân hệ được các địa phương đặc biệt ưu tiên chú trọng phát triển.
Tại Hà Nội, Hệ thống giao thông thông minh đang được thử nghiệm từ tháng 7.2024. Các chức năng của hệ thống giao thông thông minh trong giai đoạn thí điểm bao gồm hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.
Với những chiếc camera hỗ trợ xử phạt vi phạm giao thông, đo đếm lưu lượng phương tiện, giám sát tốc độ, biển báo thông tin giao thông VMS (Quản lý video và phân tích hình ảnh thông minh)…, hệ thống có thể theo dõi tình trạng giao thông, ghi nhận các hành vi vi phạm, phát hiện các tình huống phát sinh và đưa ra cảnh báo.
Đến nay, với việc tiên phong thương mại hoá mạng 5G, hệ sinh thái 5G2B (5G to Business) của Viettel đã sẵn sàng, hứa hẹn mang đến những thay đổi toàn diện cho giao thông thông minh.
Hệ sinh thái 5G2B Viettel góp phần phát triển giao thông bền vững
Đến nay, 5G của Viettel phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố. Với tốc độ tối đa 20Gb/s downlink và 10Gb/s uplink, độ trễ có thể đạt ngưỡng 1ms với độ tin cậy 99,999%, hạ tầng 5G cho phép ứng dụng các công nghệ 4.0 đi vào đời sống hàng ngày, gồm cả lĩnh vực giao thông.
Dấu ấn Viettel với giao thông thông minh tại Việt Nam
Hiện nay, Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Viettel) đang tiên phong triển khai hơn 40 hệ thống trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại các tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống giám sát điều hành giao thông thông minh, một trong những phân hệ được các địa phương đặc biệt ưu tiên chú trọng phát triển.
Tại Hà Nội, Hệ thống giao thông thông minh đang được thử nghiệm từ tháng 7.2024. Các chức năng của hệ thống giao thông thông minh trong giai đoạn thí điểm bao gồm hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.
Với những chiếc camera hỗ trợ xử phạt vi phạm giao thông, đo đếm lưu lượng phương tiện, giám sát tốc độ, biển báo thông tin giao thông VMS (Quản lý video và phân tích hình ảnh thông minh)…, hệ thống có thể theo dõi tình trạng giao thông, ghi nhận các hành vi vi phạm, phát hiện các tình huống phát sinh và đưa ra cảnh báo.
Đến nay, với việc tiên phong thương mại hoá mạng 5G, hệ sinh thái 5G2B (5G to Business) của Viettel đã sẵn sàng, hứa hẹn mang đến những thay đổi toàn diện cho giao thông thông minh.
Hệ sinh thái 5G2B Viettel góp phần phát triển giao thông bền vững
Đến nay, 5G của Viettel phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố. Với tốc độ tối đa 20Gb/s downlink và 10Gb/s uplink, độ trễ có thể đạt ngưỡng 1ms với độ tin cậy 99,999%, hạ tầng 5G cho phép ứng dụng các công nghệ 4.0 đi vào đời sống hàng ngày, gồm cả lĩnh vực giao thông.