Hệ thống quản lý bệnh viện là một hệ thống quản lý thông tin bệnh viện tổng thể, gồm nhiều tính năng, phân hệ hoạt động đồng bộ, xuyên suốt trong các hoạt động của Bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh từ khâu đăng ký, khám bệnh, điều trị, viện phí, cấp thuốc cho đến khi xuất viện .
Hội nghị truyền hình (HNTH) là dịch vụ truyền tải âm thanh, hình ảnh, chia sẻ dữ liệu, nội dung giữa 2 hay nhiều địa điểm từ xa qua đường truyền mạng, giúp các điểm cùng đồng thời liên lạc hai chiều như đang trong cùng một phòng họp.
Dịch vụ HNTH thường được sử dụng để kết nối cho các cuộc họp, thảo luận, đào tạo trực tuyến,… giữa các điểm với nhau.
Giải pháp điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng (Viettel Security Orchestration, Automation and Response) là giải pháp tương tác, tích hợp với các hệ thống đảm bảo ATTT và quản lý vận hành khác trong hệ thống thông tin, thu thập dữ liệu về các mối đe dọa bảo mật từ nhiều nguồn và phản ứng với các sự cố ATTT ở mức thấp mà không cần sự trợ giúp của con người. Giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả việc giám sát xử lý sự cố ATTT.
Hệ thống giám sát trạm biến áp là hệ thống dùng thiết bị và cảm biến gắn trực tiếp tại các tiếp điểm của trạm biến áp để thu thập các thông tin về nhiệt độ, thông số công tơ để đưa ra các cảnh báo kịp thời cho lưới điện.
Hệ thống quản lý phân phối trực tuyến Viettel DMS là giải pháp quản lý nguồn lực bán hàng, hỗ trợ quá trình điều hành, kinh doanh của doanh nghiệp, dựa vào các số liệu tổng hợp thực tế từ thị trường do nhân viên bán hàng thu thập. Viettel DMS phục vụ cho các đối tượng: Nhà cung cấp HeadOffice (Sales Admin, Tác nghiệp kinh doanh), nhà phân phối (Kế toán NPP, Admin NPP) và lực lượng nhân viên, giám sát bán hàng ngoài thị trường.
Ra đời không phải để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài mà chọn hợp tác để mang lại những giá trị lớn nhất cho khách hàng, Viettel Cloud đang được ngày càng nhiều cơ quan chính phủ, địa phương và doanh nghiệp Việt lựa chọn bởi giải đúng và trúng 2 vấn đề cấp thiết nhất trong quá trình “lên mây”: Bảo mật và hiệu năng.
Niềm tin được vun đắp từ hành trình của sự kiên trì
Nói về việc tư vấn và thực hiện chuyển đổi số cho các khách hàng lớn như Văn phòng Chính phủ, các địa phương hay doanh nghiệp như Vietnam Airlines, Ngân hàng Quân đội (MB), ông Lê Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc (TGĐ) Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho biết: đó là một hành trình. 6 tháng là thời gian trung bình người Viettel phải bỏ ra để tư vấn và chứng minh năng lực của hạ tầng điện toán đám mây Make in Vietnam với một khách hàng
Bên cạnh vai trò tư vấn, giúp khách hàng thấu hiểu lợi ích của điện toán đám mây (cloud), người Viettel còn giới thiệu các sản phẩm, cả của Tập đoàn Viettel lẫn các doanh nghiệp Việt Nam khác và thế giới để khách hàng có bức tranh toàn cảnh nhất. Chính cách làm này giúp khách hàng thực sự hiểu và có lựa chọn đúng đắn nhất.
“Với Viettel, thứ nhất chúng tôi là doanh nghiệp Việt Nam nên mọi dữ liệu của khách hàng đều nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Thứ 2, chúng tôi có đội ngũ, có nguồn lực hỗ trợ, tư vấn và triển khai đồng thời sẽ tiếp tục đồng hành với khách hàng trong quá trình chuyển đổi số về sau”, ông Lê Quang Hiếu - người còn được biết tới trong vai trò đồng sáng lập cộng đồng điện toán đám mây mã nguồn mở (OpenStack) Việt Nam, cho biết.
Cùng với khả năng đảm bảo an toàn an ninh mạng, Viettel tự tin có thể giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù với Việt Nam, như đáp ứng các tiêu chuẩn của Nghị định 13, Nghị định 53 về lưu trữ, bảo mật, mã hoá dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Thực tế, các nhà cung cấp nước ngoài bao gồm cả Big Tech có năng lực về bảo mật nhưng lại khó bám sát và đáp ứng nhanh những quy định đặc thù của Việt Nam như Nghị định 53, Nghị định 13 về nội địa hoá dữ liệu tại Việt Nam cũng như lưu trữ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới… Trong khi đó, Viettel với 35 năm kinh nghiệm triển khai hạ tầng viễn thông và CNTT tại Việt Nam, cùng hơn 4 năm triển khai nền tảng điện toán đám mây cho toàn tập đoàn, trở thành một lựa chọn đáng tin cậy và phù hợp với các quy định.
Dù vậy, hành trình thuyết phục khách hàng trong thực tế cũng không dễ dàng. Khi cung cấp giải pháp xác thực định danh người dùng (eKYC) cho MB, ngân hàng này đang sử dụng giải pháp tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Họ có những tiêu chuẩn gắt gao về bảo mật, tính năng và hiệu năng. Khách hàng so sánh rất nhiều, thậm chí chọn những lúc cáp quang biển bị đứt để thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, sau gần 6 tháng đánh giá, giải pháp của Viettel đã đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
“Chúng tôi bắt đầu tăng diện triển khai từ 1% lên 10% rồi sau đó là 100%. Đến bây giờ, dịch vụ đang vận hành ổn định đồng thời giúp khách hàng yên tâm triển khai các kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn tiếp theo”, ông Hiếu cho biết.
Hai bước ngoặt giúp Viettel Cloud ghi điểm tuyệt đối
Trên thực tế, Viettel Cloud không phải sản phẩm đi đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây. Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết, cái “được” của Viettel là làm chậm nhưng chắc chắn và có những lợi thế nhất định. “Chúng tôi bắt đầu làm điện toán đám mây từ 2018 và áp dụng nội bộ để xem có hiệu quả hay không. Khi chứng minh được hiệu quả, phải 4 năm sau, năm 2022, chúng tôi mới ra mắt chính thức dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp và khách hàng khác”, ông Lê Quang Hiếu nói.
Ngay khi dịch vụ được cung cấp ra bên ngoài, Viettel Cloud đã sở hữu một nền tảng vững chắc với hạ tầng điện toán đám mây sẵn có và khổng lồ. Nhờ đầu tư quy mô lớn nên giá thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng rẻ, Viettel Cloud tiết kiệm tới 70% chi phí so với các nhà cung cấp sản phẩm thương mại mã nguồn đóng.
Đặc biệt, Viettel Cloud cũng đạt được 2 “bước ngoặt” giúp tạo dựng niềm tin vững với các doanh nghiệp và tổ chức lớn là bảo mật và hiệu năng.
Thời gian gần đây, tác động từ Nghị định 53, Nghị định 13 trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang ngày càng rõ nét. Tới đây, khi yêu cầu mới của Ngân hàng Nhà nước giúp đảm bảo an toàn trong giao dịch chuyển tiền được áp dụng từ 1/7/2024 (các giao dịch trên 10 triệu đồng buộc phải thực hiện eKYC), nhu cầu với hiệu năng của hệ thống thanh sẽ tăng mạnh bởi số lượng giao dịch yêu cầu bảo mật sẽ lớn hơn, và đòi hỏi tốc độ xử lý phải nhanh.
“Khi các quy định liên quan tới dữ liệu ở Việt Nam được phê duyệt và có hiệu lực; yêu cầu về chống lừa đảo, tăng cường bảo mật ngày càng nhiều thì các sản phẩm buộc phải đảm bảo về bảo mật và hiệu năng. Chỉ có các nhà cung cấp đặt trung tâm dữ liệu tại Việt Nam mới gần khách hàng nhất và đáp ứng được các yêu cầu đó”, ông Lê Quang Hiếu nhấn mạnh.
Đặt lợi ích khách hàng làm trung tâm
Mặc dù liên tục hoàn thiện sản phẩm và giải pháp, gây dựng được lòng tin với nhiều khách hàng lớn, Phó TGĐ Viettel Solutions khẳng định dịch vụ ra đời không phải để cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài mà ngược lại là hợp tác để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, yên tâm nhất trong quá trình “lên mây”. Lấy ví dụ với các khách hàng đã quen với các dịch vụ lõi không phải cloud do đối tác nước ngoài cung cấp, việc thay thế sẽ mất rất nhiều thời gian và làm xáo trộn hoạt động.
“Chúng tôi lựa chọn hợp tác để cung cấp dịch vụ, trải nghiệm mới tối ưu hơn, cả về chi phí lẫn hiệu năng cho khách hàng. Thay vì cạnh tranh, chúng tôi hướng tới song hành để dịch vụ hoàn hảo nhất”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Quá trình chuyển đổi số với các khách hàng trong lĩnh vực công cũng có nhiều điểm tương đồng. Lấy ví dụ ở Thừa Thiên Huế, một trong những địa phương có tư tưởng chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tư vấn cũng được thực hiện sao cho phù hợp với mong muốn của địa phương nhưng cũng đưa ra giải pháp tối ưu nhất về chi phí, sự hữu dụng và sự phù hợp. Những bài học mà Viettel Cloud gặt hái được ở Huế cũng đang được áp dụng cho các khách hàng khác trong lĩnh vực công.
“Viettel cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ Private Cloud để đáp ứng nhu cầu đặc thù của khách hàng trong lĩnh vực này”, ông Hiếu chia sẻ. Khác với Public Cloud, vốn dùng qua đường truyền Internet hay hạ tầng dùng chung, Private Cloud cho phép các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương toàn quyền sở hữu và quản trị các giải pháp chuyển đổi số vốn được đặt trong phòng máy của họ. Thấu hiểu nhu cầu đó, Viettel đã đóng gói các giải pháp cloud, triển khai và chuyển giao cho khách hàng bao gồm cả mã nguồn.
“Đó chính là những thứ đã tạo dựng niềm tin cho cơ quan chính phủ và cơ quan nhà nước. Chúng tôi đóng gói, chuyển giao giải pháp cho khách hoàn toàn miễn phí. Mở để chứng minh bảo mật hơn cũng chính là lợi thế lớn nhất của Viettel Cloud”, ông Lê Quang Hiếu chia sẻ.
Được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu lớn từ trí tuệ nhân tạo (AI), trung tâm dữ liệu thế hệ mới mà Tập đoàn Viettel khai trương trong ngày 10/4 hứa hẹn mang đến những đột phá cho hệ sinh thái Viettel Cloud đồng thời cũng tối ưu chi phí cho khách hàng.
Năm 2022, hệ sinh thái điện toán đám mây Viettel Cloud của Tập đoàn Viettel chính thức ra mắt với mục tiêu trở thành trở thành công nghệ do người Việt làm chủ, phục vụ người Việt, là lời giải phù hợp nhất cho các bài toán đầu tư về nguồn lực và công nghệ, là nền tảng cho sự sáng tạo đột phá và phát triển bền vững của Chính phủ và các doanh nghiệp. Viettel Cloud cũng đã cam kết là một hệ sinh thái đa dạng toàn diện, công nghệ bảo mật an toàn, tính linh hoạt cao với kết nối siêu băng rộng, công nghệ hiện đại và đặc biệt hướng tới đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam. Sự ra mắt của Trung tâm dữ liệu (DC) xanh đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam có diện tích sàn 21.000 m2 với tổng công suất 30MW điện cùng 2.000 rack tới đây sẽ là minh chứng cho lời hứa của Viettel.
Ông Lê Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions – đơn vị chủ trì hệ sinh thái Viettel Cloud, cho biết: “Trung tâm dữ liệu mới tạo ra 2 dấu mốc quan trọng. Đầu tiên, đây là nền tảng để mở rộng và phát triển hơn nữa những công nghệ tối tân bậc nhất thế giới trên nền tảng điện toán đám mây. Thứ hai, DC này cũng cho thấy sự sẵn sàng của Tập đoàn Viettel trong việc đưa các sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI và 5G”.
Sự bùng nổ của các công nghệ mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI và 5G đòi hỏi rất nhiều về hạ tầng như trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện…. để bắt kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hạ tầng trung tâm dữ liệu cũng cần được nâng cấp, cải tiến, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của AI, vốn vượt xa gấp hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn lần, so với các tác vụ thông thường. Chính bởi vậy, một trung tâm dữ liệu được thiết kế với các rack có thể tiêu thụ điện với công suất 10-20kW hay thậm chí 40-50kW sẽ gỡ nút thắt này.
Bên cạnh đó, DC mới của Viettel còn được Ngân hàng toàn cầu HSBC cấp tín dụng xanh (DC đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn xanh) khi đưa mức điện năng tiêu thụ trên mỗi đơn vị (PUE) xuống dưới 1,5. Việc áp dụng các công nghệ tiến tiến nhất cùng với việc đưa AI vào quản lý hệ thống làm mát sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn nữa, qua đó giảm chi phí vận hành.
“Việc phát triển hạ tầng số có 2 điểm quan trọng nhất. Một là phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu, 2 là phát triển hạ tầng kết nối (cáp quang biển và kết nối nội địa). Sự ra đời của DC mới này là bước đầu tiên, khẳng định quyết tâm hiện thực hóa sứ mệnh của Tập đoàn Viettel”, ông Hiếu cho biết.
Đối với Viettel Cloud của Viettel Solutions, sự ra đời của DC chuẩn xanh sẽ tăng cường sự tự tin, thúc đẩy nhanh hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Về phần khách hàng, nỗ lực không ngừng của Tập đoàn Viettel cũng mang tới cơ hội trải nghiệm các dịch vụ tối tân hàng đầu thế giới ngay trên chính quê nhà.
“Khách hàng sẽ thêm một sự lựa chọn. Các dịch vụ điện toán đám mây mà Viettel đang cung cấp cho khách hàng dựa trên những trung tâm dữ liệu thế hệ cũ. Bây giờ, với trung tâm dữ liệu thế hệ mới, Viettel có thể cung cấp một vùng Cloud mới với hệ sinh thái các dịch vụ mới như 5G và AI. Khi khách hàng lựa chọn sử dụng vùng này, họ có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ mới như AI, 5G đồng thời cũng tối ưu được chi phí với giá thành rẻ hơn”, ông Hiếu cho biết về những ưu thế mà Viettel Cloud có thể mang lại cho khách hàng sau khi DC mới được đưa vào vận hành, khai thác.
Thành công với DC xanh đầu tiên, Viettel sẽ tiếp tục phát triển thêm các trung tâm dữ liệu thế hệ mới để bảo vệ môi trường, giảm chi phí vận hành để thông qua đó cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây giá cả phải chăng hơn nữa cho khách hàng, qua đó thúc đẩy việc “lên mây” trong kỷ nguyên số ở Việt Nam.
“Khi có kết nối quốc tế và các trung tâm dữ liệu hiệu suất cao, Viettel Solutions sẽ tăng trường triển khai hệ sinh thái số, đưa ra các dịch vụ mới như 5G 2B, Private Mobile Network 5G…. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để cho ra mắt các dòng dịch vụ như hệ sinh thái 5G, trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Cloud”, ông Lê Quang Hiếu chia sẻ về kế hoạch tiếp theo của Viettel Cloud.
Thông tin chi tiết về Hệ sinh thái điện toán đám mây Viettel Cloud và hạ tầng Data Center mới của Viettel, khách hàng liên hệ:
- Chăm sóc khách hàng:18008000
- Email: cskhdn@viettel.com.vn để được giải đáp.
1. CHÍNH SÁCH GIÁ BÁN:
Đơn vị tính: Việt Nam đồng/cơ sở
STT |
Phân hệ |
Bệnh viện Tuyến Huyện và tương đương |
Bệnh viện Tuyến Tỉnh và tương đương |
1 |
Phân hệ Hàng đợi |
50.000.000 |
100.000.000 |
2 |
Phân hệ Tự đăng ký khám chữa bệnh và tra cứu thông tin bệnh nhân, đánh giá sự hài lòng của người bệnh - dùng cho Kios |
60.000.000 |
120.000.000 |
* Đơn giá bán phần mềm, dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. CÁC PHÂN HỆ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA PHẦN MỀM
TT |
CHỨC NĂNG CHI TIẾT |
DIỄN GIẢI |
A |
PHÂN HỆ HÀNG ĐỢI |
|
1 |
Rút số đăng ký khám chữa bệnh |
Rút theo cây phát số |
2 |
Gọi bệnh nhân vào đăng ký bằng loa |
|
3 |
Hiển thị số đang gọi ra thiết bị ngoại vi |
Hiển thị lên LED, LCD |
4 |
Sinh và in số thứ tự khám bệnh khi đăng ký mới thông tin bệnh nhân |
In tại quầy đăng ký |
5 |
Gọi bệnh nhân vào khám bằng loa |
|
6 |
Hiển thị danh sách bệnh nhân chờ khám ở các màn hình LCD |
Các màn hình LCD treo ở các cửa phòng khám |
7 |
Sinh số thứ tự chờ làm các dịch vụ |
Sinh khi các bộ phận chỉ định dịch vụ cho bệnh nhân |
8 |
Hiển thị danh sách bệnh nhân chờ làm dịch vụ ở các màn hình LCD |
Các màn hình LCD treo ở các cửa phòng dịch vụ |
9 |
Gọi bệnh nhân vào làm dịch vụ bằng loa |
|
10 |
Hiển thị danh sách bệnh nhân chờ cấp đơn ngoại trú |
Các màn hình LCD treo ở các quầy thuốc cấp ngoại trú |
11 |
Gọi bệnh nhân vào lấy thuốc bằng loa |
|
B |
PHÂN HỆ TỰ ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ TRA CỨU THÔNG TIN BỆNH NHÂN, ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH - DÙNG CHO KIOS |
|
I |
TỰ ĐĂNG KÝ KHÁM, CHỮA BỆNH |
|
1 |
Cho phép cài đặt đối tượng đăng ký |
Tự đăng ký khám chữa bệnh: |
2 |
Cho phép cài đặt kiểm tra thông tuyến bảo hiểm đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế |
|
3 |
Cho phép khai báo các chuyên khoa đăng ký vào khám |
|
4 |
Chức năng quẹt thẻ BHYT để đăng ký |
|
5 |
Chức năng quẹt thẻ khám bệnh thông mình để đăng ký |
|
6 |
Chức năng kiểm tra thông tin thẻ trên cổng BHXH và đưa ra thông báo Cho người bệnh |
|
7 |
Tự động kết nối tới hệ thống Database HIS để chuyển thông tin bệnh nhân vào các phòng khám đã đăng ký |
|
II |
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG |
|
8 |
Cho phép khai báo danh mục câu hỏi khảo sát đánh giá sự hài lòng bệnh nhân: Khâu đăng ký, thái độ nhân viên bệnh viên, thời gian chờ làm thủ tục,… |
|
9 |
Cho phép bệnh nhân đánh giá hài lòng hoăc không hài lòng theo từng mục câu hỏi khảo sát |
|
10 |
Thống kê kết quả đánh giá hài lòng/ không hài lòng theo thời gian cho từng mục khảo sát |
|
III |
TRA CỨU THÔNG TIN BỆNH NHÂN |
|
11 |
Cho phép bệnh nhân quét mã thẻ, nhập mã khám bệnh để tra cứu thông tin |
|
12 |
Cho phép tra cứu thông tin hành chính |
|
13 |
Cho phép trả cứu thông tin bệnh (thông tin tra cứu đến mức độ nào do bệnh viện yêu cầu) |
|
14 |
Cho phép tra cứu thông tin chi phí khám chữa bệnh (thông tin tra cứu đến mức độ nào do bệnh viện yêu cầu) |
|
15 |
Tra cứu kết quả xét nghiệm (Cho phép bệnh viện cài đặt có hoặc không) |
|
16 |
Tra cứu kết quả CLS Chẩn đoán hình ảnh (Cho phép bệnh viện cài đặt có hoặc không) |
Xác định tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06 đối với việc xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, ngày 22/11/2023, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội cùng Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Triển khai các mô hình ứng dụng điểm phục vụ Đề án 06”.
Hội thảo được tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia của 250 đại biểu là lãnh đạo và đại diện đến từ 16 tỉnh/thành phố thuộc khu vực Miền Trung. Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, ông Trần Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng và ông Bùi Hoàng Minh – Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh Thừa Thiên Huế là những diễn giả đặc biệt của hội thảo.
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đề án này được gọi tắt là Đề án 06 và cũng trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước theo hướng hiện đại của chính quyền các tỉnh/thành phố.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng chia sẻ:“Chuyển đổi số là hành trình liên tục, lâu dài, đi từ thấp đến cao, trải qua nhiều giai đoạn trưởng thành và phát triển; trong đó, Đề án 06 đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt và tạo đột phá trong chuyển đổi số. Việc xây dựng CSDLQG về dân cư có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.”
Tại hội thảo, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Dân cư đã làm rõ các định hướng, mục tiêu và mô hình triển khai Đề án 06 tập trung vào 5 nhóm tiện ích là phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Ông Tuấn cho biết đã có 42 địa phương ký ban hành kế hoạch, 12 đơn vị đăng ký triển khai đủ 43 mô hình điểm trong đó có TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Với những thành quả đáng ghi nhận trong chuyển đổi số, Đà Nẵng và Huế cũng là 2 địa phương có chỉ số DTI (Bộ chỉ số chuyển đổi số của Bộ TT&TT) trong top 5 toàn quốc 3 năm liên tiếp. Tại hội thảo, lãnh đạo Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng là ông Trần Ngọc Thạch và Giám đốc Trung tâm IOC Huế là ông Bùi Hoàng Minh đã có những chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình triển khai các mô hình, ứng dụng tại địa phương, về cách làm hay đã được thực hiện mang lại hiệu quả cao.
Được xác định là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Viettel thực hiện sứ mệnh "Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số", Viettel Solutions những năm qua đã đầu tư nhiều nguồn lực vào hạ tầng, công nghệ và con người để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đồng hành cùng Chính phủ, Bộ ngành và Doanh nghiệp trong cuộc cách mạng số của quốc gia. Với vai trò là nhà tư vấn chuyển đổi số, cung cấp giải pháp công nghệ, Viettel hiện có đẩy đủ năng lực để triển khai ứng dụng công nghệ cho gần 30 mô hình thuộc Đề án 06. Tại hội thảo, các chuyên gia của Viettel Solutions đã giới thiệu một số bộ giải pháp ứng dụng vào các mô hình này.
Trong lĩnh vực y tế, Viettel cung cấp các giải pháp phục vụ khám chữa bệnh sử dụng Qrcode, CCCD, VNeID và sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ. Giải pháp camera thông minh dựa trên dữ liệu dân cư cũng là một sản phẩm được Viettel mang đến hội thảo với công nghệ AI trong giám sát xử phạt giao thông và trật tự an toàn xã hội, kiểm soát ra/vào khu công nghiệp, nhà ga, bến tàu, các cơ sở kinh doanh, sát hạch lái xe,…
Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, đại diện Viettel Solutions đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ứng dụng công dân số trong triển khai đề án. Đây là một kênh tương tác hiệu quả giữa người dân và chính quyền, giúp tiếng nói của người dân đến với lãnh đạo chính quyền kịp thời, giúp các cơ quan tiếp cận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành, giám sát. Như vậy, ứng dụng Công dân số của Viettel sẽ có thể được áp dụng hiệu quả vào mô hình đảm bảo điều kiện công dân và chuẩn hoá xác thực tập trung (SSO) nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia (VDXP).
Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Lê Thành Công – Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions nhấn mạnh: “Để nhanh chóng có được sự hiệu quả, khai thác sớm lợi ích, các giá trị mang lại, đảm bảo khai thác an ninh an toàn của triển khai Đề án 06, khuyến nghị các địa phương ưu tiên một số nội dung thiết yếu trước là linh hoạt sáng tạo, tuỳ theo đặc điểm địa phương; kết hợp năng lực của cơ quan, doanh nghiệp, phát huy tổ công nghệ số cộng đồng; chọn lựa các mô hình dễ triển khai trước, ít đầu tư làm trước.”
Trong khuôn khổ của hội thảo, đoàn đại biểu cũng được thăm quan Trung tâm điều hành thông minh IOC Đà Nẵng. Đây là IOC đầu tiên được Viettel Solutions triển khai theo mô hình chính quyền đô thị toàn diện từ cấp Thành phố đến quận huyện bao gồm IOC thành phố, 07 trung tâm điều hành (OC) quận huyện và 02 OC chuyên ngành (giao thông, an ninh trật tự), ứng dụng kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của Đà Nẵng và Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh của Bộ Thông tin và Truyền thông.
ViettelDX 2023 là sự kiện do Viettel Solutions tổ chức hôm 16/11 tại Hà Nội quy tụ nhiều diễn giả với 3 hội thảo chuyên đề và 1 phiên toàn thể.
Data Lakehouse và kinh nghiệm khai thác "mỏ vàng" của Viettel
Ông Đoàn Thanh Tám - Phó trưởng ban Công nghệ thông tin (CNTT) Tập đoàn Viettel - chia sẻ, trong kỷ nguyên số, làm sao để khai thác được "mỏ vàng" dữ liệu là bài toán then chốt. Ra quyết định dựa trên số liệu là cách làm nhanh, chính xác và không cảm tính. Khai thác tốt dữ liệu cũng giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng, tối ưu vận hành, phát hiện gian lận, quản lý rủi ro, tối ưu chi phí, gia tăng doanh thu…
Ông Đoàn Thanh Tám, Phó trưởng ban CNTT Tập đoàn Viettel.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp bắt đầu tiến trình chuyển đổi số, tình trạng thường gặp nhất là dữ liệu phân mảnh, không thể liên kết hay dữ liệu chưa đáng tin cậy do nguồn đầu vào chưa đạt chuẩn. Đây là những vấn đề mà Tập đoàn Viettel đã gặp phải dẫn tới yêu cầu phải đưa kiến trúc Data Lakehouse vào tiến trình khai thác dữ liệu.
Data Lakehouse là một kiến trúc quản lý dữ liệu mở, mới, kết hợp tính linh hoạt, hiệu quả về chi phí và quy mô của các Data Lakes với việc quản lý dữ liệu và giao dịch ACID của Data Warehouse, cho phép kích hoạt Business Intelligence (BI) và Machine Learning (ML) trên tất cả dữ liệu.
Tại Viettel, Data Lakehouse đang chứng minh vai trò trong 3 lĩnh vực chủ chốt. Với viễn thông, dữ liệu được sử dụng để đưa ra các gợi ý khuyến mãi mang tính cá nhân hóa, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, dự đoán nguy cơ lỗi, hỏng thuê bao hay dự đoán lưu lượng data…
Trong lĩnh vực fintech, dữ liệu giúp kích hoạt tiêu dùng, giữ chân khách hàng và tăng lượng kích hoạt. Trong lĩnh vực logistic, Viettel có thể tối ưu vị trí đặt thiết bị hub, phân tích khách hàng tiềm năng, tối ưu đường vận chuyển…
Giải pháp an ninh mạng từ Viettel
Các chuyên gia hàng đầu khẳng định việc "lên mây" để lộ ra những mối đe dọa, thách thức về an toàn thông tin. Tuy nhiên, vì sợ mà không làm thì các doanh nghiệp sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
Ông Lê Quang Huy - Phó giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn Không gian mạng Viettel - cho rằng việc tìm được một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có đầy đủ năng lực về hạ tầng và trình độ an ninh mạng là yếu tố then chốt.
Ông Lê Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn Không gian mạng Viettel.
"Viettel vừa là nhà cung cấp Internet băng thông lớn, vừa cung cấp dịch vụ an toàn thông tin với hơn 100 khách hàng trong nước và quốc tế. Chúng tôi tự tin và đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp", ông Huy nói.
Mô hình điện toán đa đám mây và giải pháp từ DELL Technologies Việt Nam
Tiến trình chuyển đổi số, đưa dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây đang diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ khác nhau từ những nhà cung cấp khác nhau.
Nhưng chính điều này làm nảy sinh việc không tương thích giữa dịch vụ của nhà cung cấp. Nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ càng cho hành trình sử dụng Multi Cloud về chiến lược, về con người và năng lực thực thi, tiến trình chuyển đổi số có thể phức tạp hơn.
Ông Nguyễn Quang Huy - Kiến trúc sư giải pháp DELL Technologies Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Huy - Kiến trúc sư giải pháp DELL Technologies Việt Nam - cho biết DELL đã phát triển bộ giải pháp APEX, được thiết kế với triết lý "Multi Cloud by designed" nhằm xóa đi sự không đồng nhất giữa các nền tảng điện toán đám mây mà khách hàng đang sử dụng. Triển khai theo mô hình cho thuê, bộ giải pháp APEX của DELL trở nên dễ tiếp cận với mức chi phí phù hợp.
Luồng gió mới từ AI tạo sinh trên Azure OpenAI của Microsoft
Một trong những lợi thế của doanh nghiệp khi "lên mây" chính là cơ hội được tiếp cận những công nghệ mới nhất với chi phí hợp lý.
Trong kỷ nguyên AI bùng nổ với ChatGPT của OpenAI - một công ty mà Microsoft hợp tác chặt chẽ và ủng hộ - khách hàng được hưởng lợi từ việc tạo ra các ứng dụng AI tạo sinh.
Ông Nguyễn Thế Anh - chuyên gia cấp cao về dữ liệu và AI của Microsoft Việt Nam - cho biết sự ra đời của ChatGPT khoảng 1 năm trước đã khiến sự quan tâm với AI tăng mạnh và việc ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày không còn là kịch bản viễn tưởng.
Ông Nguyễn Thế Anh - chuyên gia cao cấp về dữ liệu và AI, Microsoft Việt Nam.
Hiện tại ChatGPT-4 Turbo đã ra đời với những tính năng vượt trội, giúp phát triển nhiều ứng dụng hơn, giá thành rẻ hơn cùng khả năng phân tích hình ảnh, điều mà các phiên bản trước đó chưa làm được. Và đây chính là nền tảng để các doanh nghiệp có những AI tạo sinh của riêng mình.
"Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái này, tự xây dựng AI tạo sinh của riêng mình dựa trên chính những dữ liệu và nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày. Microsoft định nghĩa những công cụ này là Copilot. Chúng tôi có công cụ để hỗ trợ việc xây dựng những Copilot này cho nội bộ doanh nghiệp hay cho khách hàng", ông Thế Anh chia sẻ.