Theo công bố chính thức của ban tổ chức Giải thưởng công nghệ thông tin Thế giới - IT World Awards 2021, Viettel Solutions là đơn vị đạt giải cao nhất mùa giải – Grand Trophy Winner. Đặc biệt, đơn vị này còn giành 02 giải Vàng và 01 giải Bạc cho các dự án, chiến dịch triển khai cho ngành Y tế.
Theo đó, quá trình triển khai kết nối hơn 1.000 cơ sở y tế với Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) trong thời gian kỉ lục chưa đến 45 ngày, nhanh hơn 15 ngày so với mục tiêu đặt ra đã giúp Telehealth giành giải Vàng hạng mục “Sản phẩm giải pháp Cải tiến Y tế và Chăm sóc Sức khỏe tốt nhất” (Best Health Care and Medical Innovation).
Song song với quá trình triển khai Telehealth, Chiến dịch truyền thông 1.000 điểm Teleheath với sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng đã vinh dự đạt Giải Vàng hạng mục “Chiến dịch PR, truyền thông của năm” (Communications or PR Campaign of the Year).
Không phải là một chiến dịch truyền thông đơn thuần, chiến dịch truyền thông 1.000 điểm Teleheath của Viettel Solutions đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và các cán bộ y tế tại các cấp, cùng đồng hành xây dựng một nền y tế không còn giới hạn về khoảng cách địa lý và vùng miền. Bằng việc tích hợp đa kênh truyền thông khác nhau như: Báo chí, truyền hình, radio và các nền tảng mạng xã hội, chiến dịch đã tiếp cận sâu rộng đến cộng đồng xã hội và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực.
Ngoài ra, Hệ sinh thái Giải pháp Y tế số của Viettel Soltions đã đạt Giải Bạc hạng mục “Sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin cho lĩnh vực Y tế tốt nhất” (IT Products & Services for Healthcare). Hệ sinh thái này gồm 7 hệ thống chủ lực bao gồm: Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Hệ thống hồ sơ sức khỏe; Hệ thống quản lý điều trị Methadone; Hệ thống y tế ban đầu; Hệ thống quản lý cơ sở cung ứng thuốc; Hệ thống Telehealth; Hệ thống quản lý bệnh viện HIS.
Hiện nay, Viettel Solutions đã và đang triển khai các giải pháp y tế số cho gần 50.000 khách hàng là các cơ sở y tế, hiệu thuốc, nhà thuốc, quầy thuốc, trung tâm tiêm chủng… trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ sinh thái y tế số Viettel Solutions giúp thay đổi phương pháp làm việc của nhân viên, cán bộ y tế sang môi trường số, cách thức chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, hướng đến quản lý không giấy tờ và không tiền mặt. Với Hệ sinh thái này, Viettel hướng đến mục tiêu mỗi người dân có một trợ lý thông minh về sức khỏe; chủ động theo dõi và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mọi lúc, mọi nơi thông qua các nền tảng số.
Ngoài ra, Tập đoàn Viettel được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong và có bề dày thành tích nhất tại IT World Awards với 33 lần đạt giải, trong đó năm 2021 đạt 12 giải tại các hạng mục khác nhau: 5 Giải Vàng, 4 giải Bạc, 3 giải Đồng.
Box thông tin
Ngày 14/5/2021, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã được xướng tên tại Lễ công bố Giải thưởng Real IT Awards 2021 (RITA 2021) cho hạng mục Nhà cung cấp của năm với những nỗ lực dành cho Telehealth tại Việt Nam trong suốt năm 2020 và những tháng đầu năm 2021.
Ngày 14/05/2021, Giải thưởng Real IT Awards 2021 (RITA 2021) đã xướng tên Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) tại hạng mục “Nhà cung cấp của năm” với những nỗ lực triển khai giải pháp Hỗ trợ, tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth). Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel Solutions là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng này.
Điều làm nên thành công của Viettel Solutions tại RITA 2021 chính là quá trình Viettel triển khai giải pháp Telehealth tại Việt Nam. Từ giữa năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước, Viettel Solutions đã vượt qua các điều kiện khó khăn, phối hợp với các cơ quan y tế để hoàn thành kết nối hệ thống tới hơn 1.000 cơ sở y tế, 30 bệnh viện tuyến trung ương, với chỉ trong 45 ngày, về đích trước 15 ngày so với mục tiêu.
Giải thưởng tại hạng mục “Nhà cung cấp của năm” đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hiệu quả của giải pháp, dịch vụ cung cấp, bao gồm: hiệu quả về chi phí, chất lượng, uy tín và chăm sóc khách hàng. Năng lực về công nghệ của Telehealth không chỉ được chứng minh bằng khả năng kết nối tới hàng nghìn điểm cầu hội chuẩn cùng lúc mà còn bởi việc tích hợp với các công nghệ tiên tiến nhất như 3D trong mổ nội soi, AI trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh và sẵn sàng tích hợp với nhiều hệ thống khác trong hệ sinh thái Y tế số.
Telehealth đã tạo ra những kỳ tích trong ngành y tế như lần đầu tiên bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội có thể điều hành mổ tim trực tuyến qua Telehealth từ khoảng cách hàng trăm km. Telehealth không chỉ có ý nghĩa trong công tác khám chữa bệnh mà còn đóng góp tích cực vào quá trình phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam; hỗ trợ các bệnh viện hội chẩn các ca bệnh Covid-19 nặng.
Hay như lời Giám đốc Bệnh viện Việt Đức khẳng định: “Telehealth cung cấp một platform để tạo thành một thế giới phẳng trong y tế. Từ trung tâm y tế cấp huyện, xã cũng có thể lên hệ thống này hỏi ý kiến của chuyên gia ở tuyến Trung ương. Như thế, chúng ta đã xoá nhoà được khoảng cách địa lý, xoá nhoà được sự phân cấp tuyến này tuyến kia, tất cả đều trên một mặt phẳng”
Tính tới thời điểm hiện tại, Viettel đã hoàn thành kết nối hơn 1.500 cơ sở khám chữa bệnh từ xa, hướng đến mục tiêu triển khai tại 14.000 cơ sở y tế trên khắp đất nước.
Giải thưởng này của Viettel Solutions được vinh danh bên cạnh các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như: Tata, Pepsi, Centrica Plc, Virgin Atlantic… khẳng định sự công nhận của thế giới cho các giải pháp công nghệ thông tin make in Việt Nam.
Bên cạnh Telehealth, Viettel Solutions đã xây dựng Hệ sinh thái chuyển đổi số Y tế với trên 20 hệ thống, Hệ sinh thái giải pháp cho ngành giáo dục, thành phố thông minh, chính phủ điện tử và doanh nghiệp thông minh… hướng đến mục tiêu kiến tạo xã hội số.
*Box thông tin:
Real IT Awards là giải thưởng quốc tế được tổ chức thường niên bởi diễn đàn hàng đầu Vương Quốc Anh - Collaboration Innovation Technology Forum (CITF), quy tụ hơn 4.500 chuyên gia từ 26 ngành công nghiệp trên thế giới. Giải thưởng này được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2004, với các đề cử được đánh giá bởi 18 chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu tại: Đại học Oxford, British Council, PepsiCo, News Corp,... Toàn bộ quá trình đánh giá tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao nhất về sự công bằng, tính chính xác, tính khách quan và minh bạch. Năm 2021 là lần thứ 17 giải thưởng được tổ chức, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nên Lễ công bố giải thưởng được tổ chức hoàn toàn trực tuyến.
Ông Đoàn Đại Phong, Phó TGĐ Viettel Solutions nhấn mạnh, thế mạnh của RPA Viettel nằm ở cơ sở hạ tầng giải pháp số và kinh nghiệm giải quyết các bài toán tự động hóa cho hệ thống rất lớn và phức tạp của chính mình.
Giải pháp giải pháp tự động hóa quy trình RPA (Robotics Process Automation) mà Viettel cung cấp có điểm gì khác biệt so với các dịch vụ tương tự trên thị trường?
Ông Đoàn Đại Phong: RPA của Viettel là dịch vụ toàn trình (End to End), tức là tư vấn toàn diện từ khả năng, cơ hội có thể làm tự động hóa RPA rồi triển khai các giải pháp tự động hóa, vận hành và tối ưu để nâng cao trải nghiệm của khách hang, trải nghiệm của nhân viên trong quá trình thực hiện. Viettel “may đo” đến từng khách hàng, tùy theo nghiệp vụ kinh doanh của họ.
Viettel có những thế mạnh đặc biệt gì khi cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp, tổ chức khác?
Thế mạnh đầu tiên của Viettel với dịch vụ RPA là cơ sở hạ tầng, do RPA phải kết hợp với các dịch vụ số khác như IoT (Internet vạn vật), Điện toán biên, Cloud.
Thế mạnh thứ hai của Viettel là nguồn lực về mặt con người và công nghệ cùng với kinh nghiệm giải quyết các bài toán nội bộ rất khó về robotics của Viettel. Viettel tin đó là những thế mạnh của mình khi giải quyết các bài toán RPA cho khách hàng.
Viettel đã từng giải những bài toán khó gì để có thể tạo thành thế mạnh khi triển khai các giải pháp RPA cho khách hàng?
Viettel là một tập đoàn đa ngành nghề nên hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực như tài chính kế toán, vận hành mạng lưới, logistics… và cần áp dụng rất nhiều bài toán robotics vào.
Ví dụ về mặt đối soát tài chính: trung bình 1 tháng Viettel có đối soát khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn doanh nghiệp. Nếu dùng hóa đơn thủ công, chúng tôi sẽ cần rất nhiều nhân lực. Tuy nhiên, khi áp dụng RPA thì mảng đối soát tài chính của Viettel chỉ cần khoảng từ 50 - 60 người, bởi hầu hết nghiệp vụ đều được xử lý tự động khi nhận hóa đơn từ doanh nghiệp.
Theo đó, thay vì thủ công nhập thông tin hóa đơn vào hệ thống, rồi lại phải rà soát thông tin của khách hàng đưa vào hóa đơn có đúng với hệ thống quản lý của Viettel không, thì áp dụng RPA có thể giúp tăng tốc đến hơn 10 lần và tiết kiệm đến 70% chi phí về nhân sự.
Với một khách hàng bên ngoài, việc triển khai RPA cho các nghiệp vụ sẽ mất khoảng thời gian bao lâu?
Thời gian triển khai sẽ rất phụ thuộc vào nghiệp vụ của doanh nghiệp. Theo tổng kết của thế giới với tất cả các ngành nghề, một số ngân hàng trên thế giới thường áp dụng khoảng 50 – 100 quy trình. Tính trung bình doanh nghiệp cần áp dụng RPA cho khoảng 50 quy trình; trong vòng 1 – 3 tháng, Viettel có thể triển khai RPA được 3 - 5 quy trình.
Điều gì là khó khăn nhất khi triển khai các giải pháp RPA của Viettel?
Đối với RPA, theo tôi, khoảng 80% các trường hợp sẽ không gặp khó khăn gì khi triển khai. Vì bản chất RPA là áp dụng robotics vào các nghiệp vụ vốn đang phải thực hiện thủ công.
Khó khăn lớn nhất khi áp dụng RPA thường là khi triển khai cùng với giải pháp công nghệ khác. Ví dụ khi lấy dữ liệu từ các bộ phận cảm biến để đẩy về kho dữ liệu tập trung, áp dụng nhiều công nghệ khác nhau như IoT, liên quan đến Big Data, sau đó mới áp dụng đến RPA. Khó khăn sẽ nằm ở việc tổ hợp với các công nghệ khác, còn riêng về triển khai giải pháp RPA thì gần như không gặp khó khăn gì.
Viettel vừa ký hợp tác chiến lược trong việc triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số cho 3 “ông lớn” là ACV (Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam), Novagroup, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Nếu triển khai các giải pháp RPA của Viettel, sự hình dung về thay đổi của họ sẽ như thế nào?
Bản chất những hiệu quả của chính nội bộ Viettel có thể ánh xạ sang hiệu quả của khách hàng. Theo thống kê, khi áp dụng RPA, trung bình doanh nghiệp có thể giảm thiểu 30% chi phí, tăng độ chính xác trong công việc lên đến 99%. RPA có thể xử lý đến 25% lượng công việc ngành ngân hàng, 36% quy trình trong y tế, và các ngành khác.
Khi triển khai nội bộ giải pháp điện toán đám mây Cloud, Viettel đã khắc phục được 98 - 99% lỗi server quá tải giờ cao điểm, hiệu suất sử dụng tài nguyên tăng trung bình 30 - 80%.
Không chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ "chết” là bài học mà nhiều doanh nghiệp rút ra sau những ngày tháng khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có “kho” để lưu trữ tài nguyên, và điện toán đám mây (Cloud) chính là “cái kho số” trong thời đại 4.0.
Ông Đoàn Đại Phong - Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions đã có những trao đổi về điện toán đám mây đặc biệt trong hệ sinh thái giải pháp số toàn diện của Viettel.Trong đó, Cloud trong hệ sinh thái giải pháp số toàn diện mà Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cung cấp đã gây ấn tượng lớn. Hiện tại, giải pháp tối ưu này đang được Viettel triển khai cho 3 “ông lớn” gồm: NovaGroup, ACV (Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Dấu ấn khác biệt từ kinh nghiệm và hạ tầng
Thưa ông, dịch vụ Cloud mà Viettel cung cấp có điểm gì khác biệt so với các dịch vụ tương tự trên thị trường?
Dịch vụ Cloud thông thường chia làm 3 phân lớp. Lớp đầu tiên là tư vấn về Cloud. Lớp thứ 2 là thực thi và chuyển đổi lên Cloud. Lớp thứ 3 liên quan đến vận hành, quản lý giám sát, hạ tầng và dịch vụ Cloud.
Viettel Solutions cung cấp dịch vụ toàn trình cho cả 3 nhóm sản phẩm như vậy. Ngoài ra, ở dịch vụ Cloud, chúng tôi đã làm chủ các công nghệ lõi, bên cạnh việc hợp tác với các “ông lớn” về công nghệ điện toán đám mây trên thế giới như: Amazon, Google Cloud, Microsoft…
Chúng tôi đã có kinh nghiệm xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn từ những năm 2007 - 2008. Sau 12 năm hoạt động, chúng tôi đã thực hiện chuyển đổi hàng trăm dịch vụ cloud cho các Bộ, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức… Có thể nói, kinh nghiệm linh hoạt trong việc triển khai, giám sát các hoạt động 24/7 trong 12 năm chính là một sự khác biệt rất xa so với các đơn vị khác trên thị trường.
Ở góc độ một doanh nghiệp, tổ chức đang đi tìm giải pháp Cloud, theo ông, vì sao họ nên tìm đến Viettel?
Ngoài việc cung cấp dịch vụ toàn trình với 3 phân lớp như tôi vừa nói thì có 2 điểm quan trọng được coi là lợi thế đặc biệt của Viettel: thứ nhất là hạ tầng trung tâm dữ liệu; thứ 2 là hạ tầng chuyên kết nối trong nước và quốc tế.
Xu thế về công nghệ hiện nay là Cloud computing (Điện toán đám mây) và Edge computing (Điện toán biên). Khi triển khai điện toán đám mây và điện toán biên thì dữ liệu phải càng gần người dùng càng tốt. Viettel tự tin là đơn vị hàng đầu Việt Nam về cơ sở hạ tầng kết nối, hạ tầng truyền dẫn cáp quang trong nước và quốc tế. Nhờ đó, tốc độ truy cập dữ liệu của khách hàng rất nhanh.
Với dịch vụ điện toán đám mây Cloud của Viettel, doanh nghiệp có thể truy xuất mọi lúc mọi nơi, nâng cao khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu, giảm thiểu rủi ro do lỗi hạ tầng hay khả năng co giãn tài nguyên theo yêu cầu.
Trước khi đưa Cloud vào hệ sinh thái giải pháp số toàn diện để cung cấp cho khách hàng, Viettel đã có những kết quả gì khi triển khai cho các khách hàng trước đây?Nhanh chóng khắc phục lỗi serve quá tải, tiết kiệm 30 - 50% chi phí vận hành
Khi triển khai cho nội bộ thì Viettel cung cấp hạ tầng với tổng quy mô khoảng 20.000 máy chủ cho 15.000 khách hàng doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã triển khai hạ tầng Cloud trên 11 quốc gia mà Viettel đang đầu tư và kinh doanh.
Theo thống kê, nội bộ Viettel đã khắc phục được 98 - 99% lỗi server quá tải giờ cao điểm, hiệu suất sử dụng tài nguyên tăng trung bình 30 - 80%. Ngày xưa, khi cấp phát tài nguyên máy chủ, thời gian tính bằng tuần, còn bây giờ thời gian cấp phát chỉ tính theo phút thôi. Các chỉ tiêu phục hồi sau lỗi, back-up tự động cơ bản cũng chỉ mất từ 3 - 5 phút.
Khách hàng sử dụng dịch vụ Cloud của Viettel sẽ có những thay đổi như thế nào?
Đầu tiên là về góc độ kỹ thuật. Trong những hoạt động như khắc phục về lỗi server quá tải, hiệu suất cấp phát tài nguyên, cơ chế, các yếu tố kỹ thuật… thì các khách hàng đều được hưởng lợi ích như Viettel đã trải qua.
Về góc độ quản trị, thông thường tùy quy mô, khách hàng có thể tiết kiệm 30 - 50% chi phí nhờ tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả đầu tư và tiết kiệm chi phí vận hành.
Theo ông, điều gì là khó khăn nhất khi triển khai giải pháp Cloud của Viettel?
Thứ nhất là hiện tại có rất nhiều khách hàng không có nguồn lực về IT nên các hệ thống quản trị của họ sử dụng rất nhiều nền tảng khác nhau. Để chuyển đổi các nền tảng đó lên Cloud thì đầu tiên là phải nắm được công nghệ. Đây là một khó khăn phổ biến của khách hàng.
Thứ hai là nhận biết được lợi ích đem lại. Các khách hàng bao giờ cũng đánh giá lợi ích dựa trên chi phí, quản trị và an toàn thông tin nhưng họ chưa hiểu rõ, chưa hình dung được những lợi ích từ việc triển khai ứng dụng công nghệ. Khi khách hàng hiểu rồi thì họ thấy lợi ích như tôi đã nói, việc thực hiện sẽ rất nhanh.
Việc ứng dụng nhiều công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây Cloud, phân tích dữ liệu lớn Big Data hay kết nối vạn vật IoT… đã giúp xây dựng nhiều giải pháp mang tính đột phá trong ngành y tế.
Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)
Năm 2020, ngành y tế đã hoàn thành kết nối và khai trương 1.000 điểm theo Đề án Khám chữa bệnh từ xa năm 2020-2025, về đích trước 15 ngày. Đến hiện tại, hệ thống đã kết nối hơn 1.200 cơ sở y tế, tổ chức gần 300 buổi hội chẩn. Đây là cuộc cách mạng thần tốc về khám chữa bệnh, tạo ra một thế giới phẳng trong y tế.
Với Telehealth, tất cả cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện, được hỗ trợ chuyên môn liên tục; mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết. Hệ thống đã được triển khai từ Mường Nhé đến Cô Tô, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, với sự tham gia của 27 bệnh viện tuyến trên, trong đó có 4 bệnh viện hạng đặc biệt giúp chất lượng của việc khám chữa bệnh từ xa thông qua Telehealth ngày càng được nâng cao và bảo đảm.
Hệ thống hỗ trợ các y bác sĩ điều hành những ca phẫu thuật cách xa hàng trăm km, đồng thời với việc được ứng dụng công nghệ AI, hệ thống cũng hỗ trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tránh các sai sót.
Quản lý tiêm chủng trọn đời theo mã số cá nhân
Để tránh tình trạng phụ huynh bỏ sót lịch tiêm của trẻ, đồng thời xây dựng một hệ thống quản lý hồ sơ tiêm chủng trọn đời, Bộ Y tế đã xây dựng và khai trương hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia và Sổ tiêm chủng điện tử.
Hiện tại, hệ thống đã được triển khai tới gần 14.000 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc, quản lý hơn 22 triệu đối tượng tiêm chủng theo mã số ID duy nhất, quá trình tiêm chủng, kho vật tư vắc xin và lịch sử tiêm chủng từng cá nhân trọn đời. Hệ thống được xây dựng trên nền điện toán đám mây, an toàn bảo mật, số liệu trực quan theo thời gian thực.
Ngoài việc quản lý được tiêm chủng, hệ thống còn giúp ngành y tế đánh giá được ở từng địa phương để từ đó có dự báo, dự trù về vaccine cũng như các mô hình bệnh tật có thể xảy ra liên quan đến vaccine.
Thông qua việc nhanh chóng triển khai thành công toàn quốc, ngành y tế kỳ vọng sẽ tiến tới không còn sử dụng sổ theo dõi tiêm chủng bằng giấy và các báo cáo giấy trong tiêm chủng. Hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia được kỳ vọng việc phòng ngừa bệnh cho trẻ tốt hơn tiến tới hồ sơ quản lý sức khỏe trọn đời.
Cổng công khai y tế
Đây là kênh chính thống để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…
Chỉ trong 15 ngày xây dựng và triển khai, Cổng công khai đã có dữ liệu 62.438 dược phẩm, 28.000 trang thiết bị - vật tư y tế, 93.253 kết quả đấu thầu và hơn 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ.
Thông qua Cổng công khai y tế, cơ quan quản lý nhà nước có thể nhanh chóng cập nhật số liệu ngành, từ đó có cơ sở để kịp thời xây dựng các cơ chế chính sách quản lý phù hợp với tình hình hiện tại. Cung cấp công cụ để doanh nghiệp tra cứu thông tin giá sản phẩm, so sánh, đối chiếu với các doanh nghiệp khác để có chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao chất lượng cạnh tranh. Đặc biệt, Cổng công khai y tế sẽ là công cụ đắc lực để người dân trở thành những giám sát viên cho ngành Y tế; biết chính xác thông tin giá của các sản phẩm, dich vụ y tế.
Mạng Kế nối Y tế Việt Nam
Chính thức được Bộ Y tế khai trương ngày 30/12/2020, Mạng y tế Việt Nam là mạng nội bộ của ngành y tế, kết nối hơn 500.000 cán bộ y tế trên toàn quốc, giúp các bác sĩ hỗ trợ trao đổi chuyên môn, chia sẻ, tương tác trong chẩn đoán, hình ảnh, điều trị.
Là mạng xã hội đầu tiên của ngành, vừa có các thế mạnh của mạng xã hội như lan tỏa nhanh, kết nối và ảnh hưởng sâu rộng, vừa hạn chế được những yếu tố còn bất cập của mạng xã hội đại trà khác.
Lần đầu tiên toàn bộ cán bộ y tế trên cả nước có công cụ để trao đổi, học tập cùng nhau, tương tác với người đứng đầu các cấp trực tiếp qua chiếc smartphone.
Hồ sơ sức khỏe cá nhân
Được đánh giá là “trái tim” của Chuyển đổi số ngành y tế, lõi của Hệ sinh thái Y tế thông minh, Hệ thống Hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp kết nối toàn bộ dữ liệu ngành y tế, quản lý dữ liệu sức khỏe người dân trọn đời, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Ngày 30/12/2020, Bộ Y tế chính thức khai trương hệ thống. Đồng thời, 98 triệu hồ sơ sức khỏe được Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội và Viettel thành lập trong 5 tháng để chuẩn bị cho việc khám, chữa bệnh không dùng giấy, hướng tới mục tiêu dài hạn của Chính phủ về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, phát triển tuyến y tế cơ sở, để mỗi người dân có một trợ lý thông minh về sức khỏe.
Thông qua việc triển khai hệ thống sẽ hình thành mô hình tổng thể kết nối liên thông giữa các hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu quản lý toàn diện và xuyên suốt sức khỏe của một người dân từ lúc sinh ra đến khi chết đi. Hệ thống giúp liên kết dữ liệu sức khoẻ của người dân từ các cơ sở khám chữa bệnh các cấp, người bệnh không phải lưu trữ, mang nhiều hồ sơ và thực hiện nhiều chỉ định lặp lại không cần thiết; Kết nối các cơ sở y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh toàn dân; hỗ trợ sở Y tế các tỉnh, thành phố quản lý toàn diện các chương trình sức y tế trên địa bàn
Hệ thống được áp dụng trí tuệ nhân tạo, Bigdata trong quản lý, phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định, xây dựng chính sách y tế; các công nghệ blockchain trong bảo mật dữ liệu sức khoẻ.
Tờ khai y tế điện tử
Đây là “lá chắn công nghệ kịp thời ngay trong tâm dịch” được hoàn thành trong vòng 48 giờ. Hệ thống triển khai chính thức từ 6h sáng ngày 7/3 trên toàn quốc với tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam, bao gồm người Việt và người nước ngoài.
Hệ thống được triển khai kịp thời cho các ngành y tế, du lịch, giao thông để quản lý không chỉ dịch bệnh tại các điểm xuất nhập cảnh, di chuyển nội địa và khai báo toàn dân. Thông qua hệ thống, các cơ quan quản lý có thể nắm bắt chính xác số lượng về người nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý các trường hợp nghi ngờ cách ly, thống kê và báo cáo tình hình nhanh và chính xác nhất tới cơ quan y tế, địa phương.
Hiện tại, hệ thống đã quản lý hơn 14 triệu tờ khai điện tử, bao gồm tờ khai cửa khẩu, tờ khai di chuyển nội địa và tờ khai sức khỏe người dân.
Portal và app “Sức khỏe Việt nam”
Hệ thống Portal và App cung cấp thông tin chính thống, cập nhật tức thời diễn biến dịch và công cụ bảng tự đánh giá nguy cơ, báo cáo ca bệnh nghi ngờ để gửi tới cơ quan y tế rà soát, cung cấp các khuyến cáo và hướng dẫn tự bảo vệ bản thân. Sau 6 ngày ra mắt, website đạt hơn 42 triệu lượt truy cập, App đạt hơn 1,6 triệu lượt tải.
Số hóa ngành dược
Từ năm 2018, Cục Quản lý Dược đã xây dựng, kết nối và liên thông thành công 13 dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp 93 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp (đạt 100%) được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Bộ Y tế giúp giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ, tăng tính công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.
Kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc
Với sự ra đời của Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành dược và triển khai kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc từ tháng 8/2018, chỉ sau 12 tháng, đã kết nối trên 61.000 nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trên toàn quốc, kết nối 63/63 tỉnh, thành phố, quản lý hơn 7,2 triệu đơn thuốc, 26,7 triệu hóa đơn bán hàng, gần 4 triệu phiếu xuất nhập kho, hỗ trợ cho công tác kiểm soát chất lượng thuốc. Hệ thống quản lý thông tin viên thuốc từ lúc sản xuất, nhập khẩu đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc, chống lại tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc.
Năm 2020, trước diễn biến dịch bệnh, phần mềm quản lý thuốc đã được xây dựng để phục vụ phòng chống dịch để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 với 48 hoạt chất.
Hệ thống quản lý thông tin chứng chỉ hành nghề
Hệ thống quản lý thông tin chứng chỉ hành nghề, giám sát toàn bộ 100% việc cấp giấy chứng chỉ hành nghề dược, đảm bảo không trùng lặp các thông tin của chứng chỉ. Gần 110.000 thông tin chứng chỉ hành nghề dược tại trên 61.000 cơ sở kinh doanh (bán lẻ) và 4.000 cơ sở kinh doanh (bán buôn, sản xuất xuất nhập khẩu) từ năm 2009 đến nay được giám sát chặt chẽ.
10 giải pháp công nghệ nói trên phần lớn được thực hiện trong năm 2020, thể hiện quyết tâm thay đổi mạnh mẽ bằng chuyển dịch số của ngành y tế, với sự quyết liệt trong điều hành và tâm huyết trong thực hiện. Đồng hành với nhiều dự án chuyển đổi số của ngành y tế, ông Khổng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y tế số, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết: “80% thành công trong các dự án chuyển đổi số ngành y xuất phát từ những chuyển đổi quan trọng không phải công nghệ của các y bác sĩ. Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ như Viettel chỉ đóng góp 20% còn lại với các giải pháp mang tính kỹ thuật. Tất nhiên, việc chuẩn bị và thử nghiệm thành công các giải pháp công nghệ 4.0 trước khi phối hợp cùng các y bác sĩ để thực hiện dự án sẽ là một nhân tố quan trọng giúp chuyển đổi số thành công”.