Phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 vừa được Bộ TT&TT bổ sung vào Danh sách phần mềm cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật.
Phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 vừa được bổ sung vào Danh sách phần mềm cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật (Ảnh minh họa: Internet) |
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, phần mềm Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Viettel (V1Gate) phiên bản 2.0 đã đáp ứng các yêu cầu chung; yêu cầu về chức năng, hiệu năng và an toàn bảo mật; đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Giải pháp Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử V1Gate hiện đã được Viettel triển khai tại Bộ Giao thông Vận tải và 2 tỉnh Phú Yên, Phú Thọ. Giải pháp phần mềm này được ứng dụng nhằm tin học hóa các giao dịch giữa tổ chức, công dân với cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa” đã được Thủ tướng Chính phủ quy định. Giao dịch được tin học hóa bao gồm từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Thông tin với ICTnews, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết, đối với người dân, giải pháp V1Gate mang lại nhiều lợi ích như: thông tin thủ tục hành chính giải quyết cho công dân một cách công khai, đơn giản và dễ tiếp cận thông qua Internet; tiết kiệm được thời gian cho công dân và cơ quan hành chính - các bước thực hiện thủ tục được đưa lên mạng để người dẫn nắm rõ và khi hồ sơ hoàn thành công dân sẽ nhận được thông báo; nộp tại một nơi và nhận tại duy nhất nơi nộp, công dân không phải đi từng đơn vị phòng ban, phòng chống được tiêu cực trong giải quyết thủ tục hồ sơ của công dân; đồng thời giúp tránh rủi ro quên hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết khi đến làm tại các cơ quan hành chính.
Còn với cơ quan hành chính, giải pháp phần mềm này giúp giảm thiểu thời gian tư vấn hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính. Tiết kiệm nhân lực, chi phí trong quá trình xử lý hồ sơ, đã theo quy trình và định mức thời gian thực hiện; cho phép tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, giảm thiểu sai sót trong quá trình thực hiện hồ sơ”, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho hay.
hiện tại, đã có 3 phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của 3 doanh nghiệp được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (Ảnh minh họa: Internet) |
Như vậy, hiện tại, đã có 3 phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của 3 doanh nghiệp được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (phiên bản 1.0) đã được Bộ ban hành trước đó.
Cụ thể, trước Viettel, 2 phần mềm Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh đầu tiên đã được Bộ TT&TT đánh giá và công nhận đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật là phần mềm “Cổng Dịch vụ công và Phần mềm hệ thống một cửa điện tử VNPT iGate trên nền tảng VNPT eGov 2.0” (VNPT iGate, phiên bản 2.0.0) do Tập đoàn VNPT phát triển; và phần mềm “Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa điện tử” (O-PUS) phiên bản 2.0 của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.
Việc tổ chức đánh giá và công bố phần mềm Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ Bộ TT&TT được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (Quyết định 895).
Cũng nhằm thực hiện các nội dung công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công tại Quyết định 895, trước đó, vào ngày 23/10/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra Quyết định 1697 ban hành Bộ tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (phiên bản 1.0); và Quyết định 1705 ban hành hướng dẫn kỹ thuật định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Theo Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục đánh giá và công bố những phần mềm Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa đạt tiêu chuẩn để các bộ, ngành, địa phương lựa chọn trong những phần mềm đạt chuẩn đó áp dụng, triển khai cho bộ, ngành, địa phương mình.
Tại Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 được ban hành ngày 7/3/2019, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thời gian tới tập trung nguồn lực ưu tiên xây dựng, hoàn thiện các hệ thống, trong đó có Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia trong giai đoạn 2019 - 2020 và tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Với việc sử dụng hệ thống văn bản điện tử vừa được khai trương vào chiều 12-3, mỗi năm Chính phủ sẽ tiết kiệm được 1.100 tỉ đồng.
Lễ khai trương trục liên thông văn bản Quốc gia.
Sở dĩ Chính phủ tiết kiệm được như trên do sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai. Đây là hệ thống phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp bao gồm các nghiệp vụ: quản lý văn bản đi đến, quản lý trình ký văn bản, quản lý công việc, quản lý hồ sơ điện tử... Hệ thống này giúp quản lý văn bản, hồ sơ và công việc, thực hiện việc xử lý văn bản điện tử hoàn toàn từ khâu trình ký, phê duyệt và ban hành văn bản điện tử.
Hiện tại, toàn bộ các đơn vị gồm văn phòng trung ương Đảng; 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành kết nối hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc này. Hệ thống sẽ giúp Văn phòng Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo của Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng và bảo mật. Đồng thời nhận các đề xuất cho lãnh đạo chính phủ ban hành văn bản quy định, hướng dẫn tới các Bộ ngành địa phương kịp thời…
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã giúp thay đổi căn bản phương thức làm việc của cán bộ công chức Văn phòng Chính phủ. Theo chia sẻ của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Mai Tiến Dũng, xử lý văn bản hiện nhanh hơn gấp 5 lần so với trước đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc do Viettel triển khai
Việc ứng dụng văn phòng điện tử không giấy tại Văn phòng Chính phủ giúp tiết kiệm chi phí hành chính bao gồm chi phí sao chụp văn bản, chi phí gửi văn bản qua dịch vụ bưu chính… lên tới 1.100 tỉ đồng mỗi năm.
Truyền hình Viettel sẽ truyền hình trực tiếp 64 trận đấu và các chương trình đồng hành, bên lề của Vòng chung kết FIFA WORLD CUP 2018 trên các nhóm kênh VTV đang được truyền dẫn trên hạ tầng truyền hình số và OTT của Viettel. Khán giả truyền hình NextTV và ứng dụng truyền hình di động ViettelTV sẽ không bị bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức các trận đấu chính thức của mùa World Cup năm nay.
Sở hữu chính thức bản quyền World Cup, Viettel được phép sử dụng hình ảnh, các clip hình ảnh nổi bật của các trận đấu cho các dịch vụ nội dung của mình về giải đấu trên dịch vụ Truyền hình số NextTV và ứng dụng truyền hình di động ViettelTV. Mùa World Cup 2018 là lần đầu tiên khán giả Việt Nam không những xem trên truyền hình mà còn các thiết bị di động.
Đặc biệt, trong mùa bóng này, Viettel có riêng một chuyên mục World Cup 2018, nơi các thông tin bên lề, highlight trận đấu được cập nhật liên tục, đầy đủ một cách rất hấp dẫn trên truyền hình số NextTV và ứng dụng ViettelTV. Đặc biệt, khách hàng của dịch vụ truyền hình số được truy cập vào chuyên mục World Cup 2018 hoàn toàn miễn phí trên giao diện tivi.
NextTV là dịch vụ truyền hình số đa màn hình do Viettel cung cấp. Với NextTV, khách hàng không chỉ dừng lại ở việc xem truyền hình đơn thuần mà có thể xem bất cứ chương trình nào mình yêu thích vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng nhiều dịch vụ khác qua màn hình tivi như: xem phim theo yêu cầu, xem trực tiếp, xem lại các giải thể thao lớn, hát karaoke, nghe nhạc… Hơn thế nữa, khách hàng còn có thể đồng bộ nội dung giữa TV và thiết bị di động qua ứng dụng ViettelTV, cho phép xem tiếp nội dung trên di động ở mọi nơi.
Với ứng dụng ViettelTV, khách hàng có thể xem trực tiếp hơn 100 kênh truyền hình đặc sắc trong nước và quốc tế cũng như trải nghiệm không giới hạn kho nội dung VOD phong phú được cập nhật liên tục… Các thuê bao đăng ký sử dụng ViettelTV sẽ được MIỄN PHÍ 100% cước data tốc độ cao.
Hãy nhanh tay tải ứng dụng ViettelTV tại kho ứng dụng CH Play hoặc AppStore để không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào của Giải vô địch bóng đá được mong chờ nhất hành tinh.