18008000

Viettel và hành trình Chuyển đổi số thành công Cố đô Huế

Friday, 06/05/2022, 10:05 (GMT + 7)

Thừa Thiên Huế - "Old but gold"

Huế trước nay vốn được nhớ đến là thành phố của những điều cổ kính. Vậy nhưng, có mấy ai biết được rằng, đằng sau vẻ đẹp của sự trầm mặc ấy lại là một sức mạnh luôn khát khao chuyển mình, để vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa giữ được những nét riêng, rất Huế, rất thơ của tỉnh.

Bài toán mà Ban Lãnh đạo của Tỉnh đề ra cho Viettel là:

  • Làm thế nào để người dân, doanh nghiệp và chính quyền có một mối quan hệ gắn kết hơn, để những khó khăn, thắc mắc và vấn đề của họ được giải quyết nhanh nhất.
  • Làm thế nào để kiến tạo 1 môi trường đáng sống và làm việc hiệu quả vận hành bộ máy chính quyền tỉnh.
  • Làm thế nào để lãnh đạo Tỉnh giám sát được toàn bộ hoạt động của Thành phố cũng như ra quyết định được nhanh chóng, hiệu quả, góp phần thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh.

Thấu hiểu được những nỗi niềm cũng như tầm nhìn chiến lược của Ban Lãnh đạo tỉnh, Viettel đã nỗ lực phát triển và hoàn thiện bộ Giải pháp Thành phố Thông minh được cá thể hóa cho riêng Thừa Thiên – Huế: Vừa kế thừa nét truyền thống của Cố đô, vừa hiện đại thân thiện với người dân, doanh nghiệp, du khách.

light-trails-buildings-2

Giải pháp Thành phố Thông minh của Vietttel

Xây dựng hệ thống điều hành thông minh tập trung (HueIOC)

Đây là  “bộ não giám sát, chỉ huy” tiếp nhận, xử lý thông tin đầu vào từ xã hội, phân tích, xác minh và chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng theo thẩm quyền, qua đó các cơ quan chức năng có thể theo dõi, và xử lý, chỉ đạo các vấn đề theo thời gian thực.

Trung tâm HueIOC đã ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiện đại để vận hành các dịch vụ đô thị thông minh theo 03 nhóm quy trình chính: Quy trình xử lý có thời gian, Quy trình xử lý tức thời, Quy trình hỗ trợ chỉ huy. Tại đây đã đưa vào vận hành 20 dịch vụ: dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ giám sát thông minh qua cảm biến camera, dịch vụ giám sát thông tin báo chí, dịch vụ giám sát hành chính công, dịch vụ cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh, dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử, dịch vụ giám sát môi trường, giám sát an toàn thông tin, …

Xây dựng kênh giao tiếp trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền

Tỉnh đã xây dựng và triển khai thành công ứng dụng có tên Hue-S. Đây là ứng dụng duy nhất trên nền tảng di động, được tích hợp toàn diện, cung cấp dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Tại đây, mỗi người dân có một mã định danh duy nhất, để truy cập trên tất cả các dịch vụ công của Tỉnh và có thể dễ dàng phản ánh hiện trường các vấn đề với các cơ quan chính quyền để được giải quyết nhanh chóng.

Phát triển đồng bộ hạ tầng số

Để triển khai được các giải pháp thông minh, Tỉnh cần có cơ sở hạ tầng đáp ứng các nhu cầu kết nối và phát triển như hạ tầng viễn thông, tần số vô tuyến điện, truyền thanh thông minh; Viettel giúp hoàn thiện Chính quyền điện tử bằng việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cho toàn bộ cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, đưa toàn bộ trung tâm hành chính công vào hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh,…để đạt được mục tiêu chiến lược "4 không 1 có": làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không tiền mặt và dữ liệu có số hóa.

Và những niềm vui, thành quả mang lại từ dự án Thành phố Thông minh

Với người dân và doanh nghiệp, môi trường sống và làm việc của người dân trở nên thuận tiện hơn. Người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng những nền tảng công nghệ mới như sóng 5G, các thủ tục hành chính được đơn giản hóa với Cổng thông tin một cửa số, giúp cắt giảm chi phí và thời gian. Đặc biệt, nhiều thắc mắc, khiếu nại của người dân được giải quyết nhanh chóng. Tính đến năm 2021 đã thu hút  hơn 516.000 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

Với ban lãnh đạo Tỉnh, việc xây dựng trung tâm điều hành tập trung đã giúp viêc quản lý và điều hành trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. 100% trung tâm Hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp xã đã đưa vào sử dụng hệ thống thông tin một cửa của tỉnh. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc được áp dụng thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Tính từ khi bắt đầu áp dụng hệ thống đến nay đã có khoảng 1.400.000 hồ sơ được số hóa thành phần, tiếp nhận, luân chuyển, xử lý và trả kết quả điện tử trên hệ thống, góp phần tiết kiệm khoảng 2,5 tỷ đồng thay cho các thao tác xử lý qua văn bản giấy. Hệ thống giám sát thông tin báo chí giám sát được 1 triệu trang báo điện tử, 40 triệu tài khoản facebook, 150 ngàn group, fanpage,… giúp lãnh đạo và bộ máy tỉnh ghi nhận các ý kiến phản hồi, đóng góp từ xã hội để kịp thời điều chỉnh chính sách, cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Với Huế, việc ứng dụng Chuyển đổi số đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư: Huế ngày nay được biết đến như một nơi có nền hành chính nhà nước phục vụ người dân một cách thân thiện, hiện đại, cùng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển.

Ngày nay đến với Huế, người ta ngoài việc tận hưởng sự trầm mặc, cổ kính, những vẻ đẹp đã nhuộm màu thời gian, thì còn có thể trải nghiệm một không gian sống thông minh và vô cùng năng động trước các cơ hội mới. Viettel tự hào đã  đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của Huế, cùng lãnh đạo tỉnh kiến tạo nên một thành phố thân thiện, đáng sống.