Hóa đơn điện tử đối với dịch vụ viễn thông có điểm gì khác so với hóa đơn điện tử thông thường và doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm tiện ích nào để có thể quản lý sử dụng hóa đơn điện tử dịch vụ viễn thông một cách hiệu quả? Tất cả thắc mắc trên sẽ được S-invoice giải đáp với các thông tin trong bài viết sau.
Trước sự chuyển đổi, nâng cao hình thức sử dụng, quản lý hóa đơn chứng từ kế toán từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, Ban Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) - Chi nhánh Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông đã gửi Công văn 4313/KHDN-DN ngày 12/11/2018 đến Tổng cục Thuế để giải quyết các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Nhận được sự quan tâm từ Ban KHDN, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 1193/TCT-CS như một lời phản hồi về vấn đề hóa đơn điện tử dịch vụ viễn thông. Các thông tin được nêu ra cơ bản như sau:
Một hóa đơn điện tử có chứa các nội dung sau:
Tên, ký hiệu, ký hiệu mẫu số và số hóa đơn
Tên, mã số thuế, địa chỉ của bên bán
Tên, mã số thuế, địa chỉ của bên mua
Thông tin về hàng hóa như: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền chưa thuế, thuế suất GTGT,...
Tổng số tiền cần thanh toán
Chữ ký số, chữ ký điện tử của bên bán
Chữ ký số, chữ ký điện tử của bên mua
Thời điểm tạo lập hóa đơn điện tử
Mã của cơ quan thuế nếu đó là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Phí, lệ phí và các nội dung khác
Tại một số trường hợp, hóa đơn điện tử không yêu cầu bắt buộc phải có tất cả các nội dung trên theo quy định của Tổng cục Thuế tại Nghị định 119 về hóa đơn điện tử.
[caption id="attachment_8258" align="aligncenter" width="640"] Hóa đơn điện tử S-invoice đáp ứng toàn bộ yêu cầu pháp lý và đảm bảo tính an toàn, bảo mật, linh hoạt, tốc độ[/caption]
Đối với thời điểm tạo lập, Tổng cục Thuế đã đưa ra những phản hồi về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:
Tính từ thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hoặc sở hữu hàng hóa giữa bên mua và bên bán, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Tình từ thời điểm đã hoàn tất việc cung cấp dịch vụ hoặc đã lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Đối với các trường hợp cung cấp hàng hóa nhiều lần hay bàn giao dịch vụ theo nhiều giai đoạn thì mỗi lần đều cần phải lập hóa đơn điện tử cho giá trị hàng hóa, dịch vụ tương ứng.
Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ theo các quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP đều được cấp quyền sử dụng hóa đơn điện tử dịch vụ viễn thông.
Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp khác tại thời điểm trước khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đều được phép tiếp tục tiến hành nhưng phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
Với 3 hạng mục chính đã đề cập, đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho nhu cầu tham khảo và tiến hành triển khai thực hiện của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
[caption id="attachment_8848" align="aligncenter" width="640"] Mẫu hóa đơn S-invoice[/caption]
Không chỉ riêng ai mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn phần mềm hóa đơn điện tử họ sử dụng đều mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đây chính là lý do lớn nhất dẫn đến sự ra đời của phần mềm hóa đơn điện tử S-invoice.
S-invoice được cung cấp bởi Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Với mong muốn hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong sử dụng hóa đơn điện tử, S-invoice mang lại đa dạng sự vượt trội:
Tạo lập nhanh hóa đơn điện tử, gia tăng tiện ích với các mẫu tích hợp sẵn
Hệ thống quản lý hóa đơn điện tử thông minh, linh hoạt và hiệu quả
Tra cứu, làm việc và truyền tải hóa đơn trực tuyến, tiết kiệm tối đa thời gian gửi hóa đơn và chi phí in ấn
Hạ tầng mạng lớn, đáp ứng được số lượng người dùng khổng lồ
An tâm về bảo mật thông tin
Và nhiều tiện ích được tích hợp khác...
[caption id="attachment_8250" align="aligncenter" width="640"] Ngoài ưu điểm thường thấy của hóa đơn điện tử nói chung, hóa đơn điện tử S-invoice được cung cấp bởi Viettel được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội[/caption]
Bên cạnh hình thức làm việc trực tuyến, S-invoice còn cho phép thực hiện tải hóa đơn điện tử một cách dễ dàng nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Để tải hóa đơn điện tử S-invoice, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang: business-sinvoice.viettel.vn/dang-nhap và thực hiện đăng nhập.
Bước 2: Chọn mục “Quản lý hóa đơn”, sau đó tiếp tục chọn mục “Quản lý hóa đơn”, giao diện mới sẽ xuất hiện.
Bước 3: Điền các thông tin liên quan đến hóa đơn cần tìm kiếm, bao gồm:
Nhà cung cấp
Mã số thuế bên bán
Thời gian lập hóa đơn
Số seri
Số hóa đơn
Hình thức hóa đơn (hóa đơn gốc, hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh)
Tên đơn vị
Tên người mua
Mã số thuế của người mua
Số điện thoại
Địa chỉ Email
Mẫu hóa đơn
Bước 4: Nhấn nút “Tìm kiếm” để thực hiện lọc tra cứu hóa đơn cần tìm.
Bước 5: Nhấn nút “Lưu trữ” trên giao diện “Quản lý hóa đơn”.
Bước 6: Nhập tiếp các thông tin về hóa đơn cần tìm và nhấn nút “Tìm kiếm”.
Bước 7: Nhấn nút “Tải về” sau khi được phép tải.
Mọi thắc mắc về vấn đề tải hóa đơn điện tử trên phần mềm S-invoice, doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết thêm tại bài viết: “Cách tải hóa đơn điện tử Viettel”.
Đối với nhu cầu tra cứu hóa đơn điện tử dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng chỉ với một số bước sau đây:
Bước 1: Truy cập địa chỉ: business.sinvoice.viettel.vn/dang-nhap và tiến hành đăng nhập.
Bước 2: Doanh nghiệp chọn mục “Tra cứu hóa đơn” trên thẻ “Tiện ích”.
Bước 3: Điền các thông tin liên quan đến hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp cần tìm kiếm như:
Mã số thuế bên bán
Số hóa đơn
Ngày lập hóa đơn
Mã số bí mật
Mã bảo mật
Bước 4: Nhấn nút “Tìm kiếm” để tiến hành tra cứu, hóa đơn điện tử hợp lệ tương ứng với các thông tin đã nhập sẽ hiện ra trên màn hình.
Với các thông tin đã đưa, hy vọng các doanh nghiệp và bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn các quy định của Chính phủ liên quan về hóa đơn điện tử dịch vụ viễn thông cũng như cách làm việc với hóa đơn trên S-invoice một cách chi tiết.
Mọi thông tin tư vấn, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Hotline: 18008111 (miễn phí)
Website: Hóa đơn điện tử S-invoice
Chúc Quý doanh nghiệp thành công!